Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương

Bài 2.13 trang 26 SBT Toán 8 Tập 1: Khai triển các biểu thức sau thành đa thức:

a) (2x + 1)(4x2 – 2x + 1);

b) (2x – 1)(4x2 + 2x + 1).

Lời giải:

a) (2x + 1)(4x2 – 2x + 1)

= (2x + 1)[(2x)2 – 2x.1 + 1]

= (2x)3 + 13

= 8x3 + 1.

b) (2x – 1)(4x2 + 2x + 1)

= (2x – 1)[(2x)2 + 2x.1 + 1]

= (2x)3 – 13

= 8x3 ‒ 1.

Bài 2.14 trang 26 SBT Toán 8 Tập 1: Thay dấu ? bằng các biểu thức thích hợp.

a) x3 + 125 = (x + 5)(x2 − ? + 25);

b) 8x3 – 27y3 = (? – 3y)(? + 6xy + 9y2).

Lời giải:

a) Ta có: x3 + 125 = x3 + 53 = (x + 5)(x2 ‒ 5x + 25)

Vậy dấu ? được thay bằng 5x.

b) Ta có:

8x3 – 27y3 = (2x)3 – (3y)3

= (2x − 3y) [(2x)2 + 2x.3y + (3y)2]

= (2x – 3y) (4x2 + 6xy + 9y2).

Do đó biểu thức thích hợp là 2x, 4x2.

Bài 2.15 trang 26 SBT Toán 8 Tập 1a) Cho a + b = 4 và ab = 3. Tính a3 + b3.

b) Cho a – b = 4 và ab = 5. Tính a3 – b3.

Lời giải:

a) Ta có:

a3 + b3

= (a3 + 3a2b + 3ab2 + b3) ‒ 3a2b ‒ 3ab2

= (a + b)3 – 3ab(a + b)

Thay a + b = 4 và ab = 3 vào biểu thức trên, ta được:

a3 + b3 = 43 –3.3.4 = 64 – 36 = 28.

b) Ta có:

a3 – b3

= (a3 ‒ 3a2b + 3ab2 ‒ b3) + 3a2b ‒ 3ab2

= (a – b)3 + 3ab(a – b)

Thay a – b = 4 và ab = 5 vào biểu thức trên, ta được:

a3 – b3 = 43 +3.5.4 = 64 + 60 = 124.

Bài 2.16 trang 26 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:

a) (2x + 3)(4x2 − 6x + 9) – (2x − 3)(4x2 + 6x + 9);

b) (2x – 1)(4x+ 2x + 1) – 8(x + 2)(x2 – 2x + 4).

Lời giải:

a) (2x + 3)(4x2 − 6x + 9) – (2x − 3)(4x2 + 6x + 9)

= (2x + 3).[(2x)2 ‒ 2x.3 + 32)] ‒ (2x − 3).[(2x)2 + 2x.3 + 32)

= (2x)3 + 33 ‒ [(2x)3 ‒ 33]

= (2x)3 + 27 ‒ (2x)3 + 27 = 54.

Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến x.

b) (2x – 1)(4x+ 2x + 1) – 8(x + 2)(x2 – 2x + 4).

= (2x – 1).[(2x)2+ 2x.1 + 1] ‒ 8[(x + 2)(x2 ‒ x.2 + 22)]

= (2x)3 ‒ 1 ‒ 8(x3 + 23)

= 8x3 ‒ 1 ‒ 8x3 ‒ 64 = ‒65.

Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến x.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử

Bài tập cuối chương 2

Bài 10: Tứ giác

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tổng và hiệu hai lập phương sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!