Gây mê toàn thân: Chỉ định, quy trình, nguy cơ biến chứng

Gây mê toàn thân là phương pháp vô cảm với mục đích khiến người bệnh mất ý thức, không còn cảm thấy đau trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

Thủ thuật gây mê toàn thân

Thuốc mê gây ra tác dụng bằng cách làm gián đoạn con đường dẫn truyền tín hiệu thần kinh, ngăn cản não bộ xử lý cơn đau và ghi nhớ những gì đã xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ gây mê hồi sức được đào tạo chuyên sâu sẽ theo dõi người bệnh trước, trong và sau khi gây mê trong các cuộc phẫu thuật.Nguồn: https://www.mindraynorthamerica.com/Thuốc mê thường dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường hít và thường có tác dụng sau vài phút sử dụng. 

Video: Những điều cần biết về gây mê trước một ca phẫu thuật.

Các thông số hô hấp được theo dõi và kiểm soát thông qua việc đặt nội khí quản. Đầu tiên, người bệnh được gây tê tại chỗ trước khi đặt ống, sau đó từ từ đưa ống vào đường thở.

Trong quá trình phẫu thuật, nhóm gây mê sẽ theo dõi chặt chẽ các thông số sau:

  • Các thông số hô hấp
  • Nhiệt độ cơ thể
  • Nhịp tim
  • Huyết áp
  • Nồng độ oxy trong máu
  • Các loại dịch cơ thể

Thông qua việc theo dõi các chỉ số kể trên, các y bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc mê, lượng dịch vào ra cơ thể cũng như bổ sung máu trong quá trình phẫu thuật nếu cần. Việc này giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn mà người bệnh không phải trải qua đau đớn.

Kết thúc phẫu thuật cũng là lúc dừng thuốc gây mê. Người bệnh sẽ được chuyển sang chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong phòng hậu phẫu. Tại đây, người bệnh từ từ tỉnh lại.

Các giai đoạn gây mê toàn thân

Trước khi có máy móc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong quá trình gây mê toàn thân, quá trình mê được theo dõi qua bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khởi mê. Giai đoạn đầu tiên tính từ thời điểm dùng thuốc cho đến khi người bệnh chìm vào giấc ngủ. Trong giai đoạn này người bệnh bình tĩnh, có thể nói một vài câu chuyện tương tác, sau đó hơi thở chậm lại nhưng đều đặn và cảm giác đau dần dần mất đi.
  • Giai đoạn 2: Mê sảng hoặc kích thích. Giai đoạn này có thể gây nguy hiểm nếu tiến hành bất cứ can thiệp nào, vì vậy bác sĩ gây mê mong muốn giai đoạn này qua nhanh. Người bệnh có thể có những chuyển động không kiểm soát, nhịp tim nhanh, hơi thở không đều, có thể xuất hiện nôn mửa khiến người bệnh ngạt hoặc ngừng thở.
  • Giai đoạn 3: Mê phẫu thuật. Ở giai đoạn này, quá trình phẫu thuật bắt đầu diễn ra. Mắt ngừng di chuyển, cơ bắp toàn thân hoàn toàn thư giãn, có thể ngừng thở nếu không được hỗ trợ bởi các trang thiết bị. Bác sĩ gây mê sẽ duy trì giai đoạn này cho đến khi kết thúc quá trình phẫu thuật.
  • Giai đoạn 4: Quá liều. Quá liều thuốc mê làm mất khả năng điều khiển hoạt động sống của não bộ. Hiện tại chỉ một số ít trường hợp xảy ra nhưng khả năng tử vong trong những trường hợp này là rất cao.

Chỉ định gây mê toàn thân

Bác sĩ có thể gây mê toàn thân nếu các can thiệp thủ thuật có các yếu tố sau:

  • Thời gian kéo dài hơn vài giờ
  • Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
  • Ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể
  • Liên quan đến một trong các cơ quan chính như tim hoặc não
  • Nguy cơ mất nhiều máu

Các trường hợp không có chỉ định gây mê toàn thân

Việc gây mê toàn thân là không cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Các can thiệp thủ thuật nhỏ, thời gian tiến hành ngắn
  • Các can thiệp chỉ liên quan đến một phần nhỏ của cơ thể (chẳng hạn như vị trí bàn chân hoặc các vị trí trên khuôn mặt)

Đối với các loại thủ tục này, có thể chỉ cần:

  • Gây tê cục bộ. Tiến hành phong bế thần kinh ngay tại chỗ can thiệp, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo mà vẫn không có cảm giác đau đớn.
  • Gây tê vùng. Thuốc tê sẽ chỉ tác động tời vùng cơ thể thực hiện thủ thuật mà không ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác trong cơ thể, người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo.

Chuẩn bị gây mê toàn thân

Bạn sẽ gặp đội ngũ y bác sĩ trong đó có bác sĩ gây mê trước khi phẫu thuật. Họ sẽ bàn bạc thống nhất, đặt ra những câu hỏi cần được trả lời trước khi tiến hành thủ thuật:

  • Những bệnh lý bạn đã và đang mắc
  • Những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và các thảo dược.
  • Tiền sử dị ứng thuốc, thực phẩm như trứng, sữa.
  • Tiền sử dùng chất kích thích như rượu, thuốc lá, thuốc phiện,…
  • Tiền sử có bất kỳ phản ứng nào với quá trình gây mê trước đó.

Trước khi phẫu thuật 8 tiếng bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước. Thuốc mê có tác dụng giãn cơ, điều này có thể khiến thức ăn từ dạ dày trào ngược vào phổi.

Một số loại thuốc cần phải ngừng sử dụng trước phẫu thuật một tuần hoặc hơn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc ảnh hưởng đến nguy cơ mất máu trong phẫu thuật bao gồm:

  • Aspirin
  • Thuốc chống đông
  • Bạch quả (Ginkgo biloba)
  • Ban âu (St. John's wort)

Trong trường hợp đặc biệt có thể uống một số loại thuốc được cho phép với một ngụm nước nhỏ vào buổi sáng trước khi phẫu thuật.

Tác dụng phụ khi gây mê toàn thân

Bạn có thể cảm thấy buồn ngủ một chút sau khi gây mê. Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm:

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người có hiện tượng lú lẫn một vài ngày đầu sau khi phẫu thuật. Hiện tượng này gọi là sảng. Nó thường biến mất khoảng một tuần sau đó.

Một số người gặp rắc rối về khả năng ghi nhớ sau khi gây mê toàn thân, thường gặp ở những người mắc bệnh tim, bệnh phổi, Alzheimer hoặc bệnh Parkinson. Đây là những biến chứng có thể gặp sau khi gây mê phẫu thuật. Người bệnh sẽ được thông báo tất cả các khả năng có thể xảy ra trước khi tiến hành làm thủ thuật.

Đối với người khỏe mạnh, gây mê toàn thân tương đối an toàn. Nguy cơ biến chứng cao hơn ở một số nhóm đối tượng bao gồm:

Trong một số rất ít các trường hợp xảy ra, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo sau khi được gây mê toàn thân. Thậm chí còn cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật mặc dù không thể di chuyển hoặc nói chuyện với bác sĩ về tình trạng tỉnh táo và đau đớn của mình. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc lâu dài sau đó.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!