Ngứa về đêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngứa da vào ban đêm, hay ngứa về đêm, là một tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể, do kích ứng da hoặc do thuốc gây ra.

Video nổi ngứa về đêm điều trị như thế nào? 

Một số biện pháp điều trị tại nhà, thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, da bị kích ứng tăng lên vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư hoặc suy tạng.

Ngứa về đêm là gì?

Ở Hoa Kỳ có khoảng 1/4 người trưởng thành bị ngứa mãn tính. Theo một nghiên cứu năm 2016, hơn 90% người bị ngứa mãn tính phàn nàn ngứa về đêm (NP) hoặc tình trạng ngứa tăng vào ban đêm.

Các trường hợp ngứa về đêm nghiêm trọng thường làm gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ ngon giấc. Dần dần tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất làm việc và sức khỏe chung.

Ngứa cũng có thể làm tổn thương da và tăng khả năng nhiễm trùng.

Nguyên nhân ngứa về đêm

Giống như nhiều bệnh lý về da, tình trạng ngứa da có thể tăng lên vào ban đêm. Sự thay đổi tự nhiên của một số hormone, phân tử và chất hóa học trong cơ thể vào ban đêm cũng có thể gây ngứa.

Trong một số trường hợp, có thể chỉ cảm thấy ngứa da hơn vào ban đêm vì lo âu, mất ngủ, quá tập trung vào cảm giác ngứa. Nhưng ngứa về đêm cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân gây ngứa ban đêm tự nhiên bao gồm:

Nhịp điệu sinh học hàng ngày

Một phần cơ chế điều hòa hooc môn và chất hóa học của cơ thể là nhịp sinh học, là chu kỳ 24 giờ tự nhiên của cơ thể.

Nhịp sinh học tạo ra một số dao động hoặc thay đổi khác nhau có thể làm tăng ngứa da vào ban đêm. Các thay đổi như:

  • Tăng lưu lượng máu đến da
  • Tăng nhiệt độ da
  • Tăng cytokine, các phân tử điều hòa sự liên kết tế bào trong các phản ứng miễn dịch, có thể làm tăng viêm
  • Giảm corticosteroid, hooc môn giúp giảm viêm
  • Thay đổi nồng độ prostaglandin (PG), hooc môn làm giãn mạch máu
  • Tăng mất nước ở da (mồ hôi)

Thời kỳ mãn kinh và mang thai

Những thay đổi về nồng độ hooc môn estrogen có thể gây khô, ngứa da hoặc đỏ da. Một số phụ nữ mãn kinh nhận thấy cảm giác như kiến bò dưới da.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa ban đêm bao gồm:

  • Mẩn ngứa nổi mề đay
  • Côn trùng cắn, như rệp, rận, ruồi hoặc bọ chét
  • Phản ứng dị ứng với hóa chất, thuốc nhuộm hoặc nước hoa
  • Da khô
  • Cháy nắng hoặc bỏng nắng
  • Thủy đậu
  • Căng thẳng
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Thói quen lo lắng
  • Thuốc:  kháng sinh, thuốc chống nấm, statin và thuốc giảm đau opioid (ma tuý)

Trong một số trường hợp hiếm, ngứa da vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc những bệnh cần điều trị. Các nguyên nhân như:

  • Bệnh chàm, gây ngứa lâu dài và phát ban
  • Bệnh vẩy nến, bệnh lý tự miễn 
  • Nhiễm nấm da, như nấm da chân (nấm ngoài da) và nhiễm giun kim
  • Bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là tuyến giáp hoạt động quá mức hay cường giáp
  • Ung thư da
  • Các bệnh ung thư khác: ung thư máu và miễn dịch như lơ xê mi và bệnh bạch cầu
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh, như bệnh đái tháo đường, bệnh zona và bệnh đa xơ cứng (MS)
  • HIV
  • Suy thận hoặc suy gan
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Trầm cảm hoặc lo lắng quá mức

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Có một số cách dễ dàng giúp giảm ngứa vào ban đêm mà không cần dùng đến thuốc.

Những cách phổ biến để giảm khô da vào ban đêm như:

  • Tắm bằng nước lạnh hoặc ấm trước khi đi ngủ, chỉ sử dụng xà phòng giữ ẩm, không mùi, baking soda hoặc bột yến mạch dạng keo. Các sản phẩm đều dễ dàng mua online.
  • Thoa kem dưỡng ẩm chứa glycerine không có thành phần dầu và cồn trước khi đi ngủ, ví dụ: Cetaphil, Eucerin hoặc CeraVe
  • Sử dụng thuốc mỡ và kem tự nhiên chứa vitamin E và lô hội
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí. Có thể mua nhiều loại máy tạo ẩm có sẵn trên mạng.
  • Chườm mát, như dùng khăn lạnh, ẩm chườm lên da trước khi đi ngủ
  • Sử dụng quạt để tạo luồng không khí và tiếng ồn xung quanh như cách làm mất tập trung vào cảm giác 
  • Đeo găng tay để tránh trầy xước, do đó không làm trầm trọng thêm các triệu chứng
  • Sử dụng băng hoặc kỹ thuật thiền khi đi ngủ. 
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn, như kỹ thuật hình dung, trước khi đi ngủ
  • Cắt móng tay để giảm nguy cơ tăng kích ứng da 
  • Mặc quần áo rộng để da được thư giãn
  • Không để vật nuôi trong phòng ngủ
  • Kiểm tra phòng ngủ tìm dấu vết của rệp hoặc côn trùng khác, như bọ chét hoặc kiến cắn
  • Uống trà không chứa caffeine, như trà hoa cúc hoặc bạc hà, trước khi đi ngủ
  • Sử dụng 2 đến 3 giọt tinh dầu thư giãn như mùi hoa oải hương, trên gối trước khi đi ngủ.

Phòng bệnh ngứa về đêm

Thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ ngứa da vào ban đêm.

Các cách để ngăn ngừa ngứa vào ban đêm bao gồm:

  • Uống đủ nước để tránh tình trạng khô da
  • Không nên tắm hơi và tắm nước ấm lâu hoặc tắm vòi hoa sen trước khi đi ngủ để tránh tăng nhiệt độ cơ thể và mất độ ẩm
  • Mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên, như bông
  • Tránh các liệu pháp làm đẹp, tẩy rửa hoặc sản phẩm làm đẹp có mùi thơm hoặc nhuộm màu trước khi đi ngủ
  • Tránh các hóa chất như caffein và rượu có thể làm tăng lưu lượng máu đến da
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ, hoặc dưới 22 độ C và đảm bảo có nhiều luồng không khí
  • Tránh các hoạt động làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng lưu lượng máu đến da trước khi đi ngủ
  • Thay ga trải giường thường xuyên, lý tưởng nhất là hàng tuần
  • Điều trị cho vật nuôi thường hay ra ngoài trời bằng các loại thuốc bác sĩ thú y kê đơn để diệt các loại ký sinh trùng như bọ chét, bọ ve và giun đũa

Điều trị ngứa về đêm

Ngoài ra còn có các loại thuốc bán theo đơn và không cần kê đơn có thể giúp điều trị triệu chứng và ngăn tái phát. Thuốc không cần kê đơn được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chứng ngứa vào ban đêm như:

  • Các loại kem chứa corticosteroid như kem hydrocortisone, có thể giúp giảm viêm. Nên sử dụng các sản phẩm có 1-2.5% thành phần corticoid.
  • Thuốc điều trị dị ứng, có thể giúp giảm viêm. Các loại thuốc như lorantadin, diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Allegra) và cetirizine (Zyrtec).
  • Các chất bổ sung làm cải thiện giấc ngủ, như melatonin, một loại hooc môn tự nhiên chỉ được sản xuất vào ban đêm.

Thuốc theo toa được sử dụng để điều trị da khô vào ban đêm bao gồm:

  • Các loại kem hoặc viên uống chứa corticosteroid, tác dụng mạnh hơn so với thuốc không kê đơn và có thể giúp giảm ngứa do viêm da.
  • Thuốc chống trầm cảm, như doxepin (Silenor) và mirtazapine (Remeron) có thể giúp giảm ngứa do trầm cảm và lo lắng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch, như chất ức chế calcineurin tại chỗ (Gengraf, Hecoria, Neoral), có thể giúp giảm viêm.
  • Quang trị liệu, sử dụng bước sóng UVB để giúp giảm phản ứng miễn dịch của da và giảm viêm.
  • Gabapentin và pregabalin, có thể giúp điều trị chứng mất ngủ và giảm lo lắng.
  • Thuốc chủ vận Kappa nhóm opioid, có thể giúp điều trị chứng mất ngủ và giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Liệu pháp thay thế hooc môn, đặc biệt là các loại thuốc estrogen, có thể giúp giảm khô da và ngứa.

Khi nào cần đi khám 

Các trường hợp ngứa về đêm mãn tính hoặc kéo dài nên được bác sĩ đánh giá, đặc biệt là những trường hợp không có bệnh lý từ trước.

Bạn cũng nên tìm đến bác sĩ để được tư vần khi gặp tình trạng khô da vào ban đêm gây khó chịu hoặc cản trở các hoạt động hàng ngày.

Những lý do cần đến khám bác sĩ khi gặp tình trạng da khô vào ban đêm:

  • Ngứa đột ngột, không rõ nguyên nhân, kéo dài hơn 2 tuần
  • Da khô vào ban đêm mà không cải thiện khi sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc thay đổi lối sống
  • Da khô gây giảm chất lượng giấc ngủ
  • Da khô hoặc ngứa ảnh hưởng đến toàn thân
  • Da khô kèm theo các triệu chứng khác, như da thay đổi, sốt, mệt mỏi hoặc giảm cân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!