Đau vùng chậu: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Mặc dù đau vùng chậu thường được đề cập đến là cơn đau ở vùng cơ quan sinh dục của phụ nữ. Tuy nhiên đau vùng chậu cũng xuất hiện ở nam giới và có nhiều nguyên nhân. Đau vùng chậu có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc do đau xương chậu hay ở các cơ quan không phải cơ quan sinh dục như bàng quang hoặc đại tràng. Tuy nhiên, ở phụ nữ, đau vùng chậu rất có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề ở cơ quan sinh sản (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc âm đạo).

Nguyên nhân gây ra đau vùng chậu?

Nguyên nhân gây ra đau vùng chậu ở cả nam và nữ bao gồm:

Các nguyên nhân gây ra đau vùng chậu ở phụ nữ bao gồm:

Triệu chứng gợi ý bệnh lý

  • Đau bụng kinh tăng lên
  • Đau bụng kinh
  • Ra máu âm đạo, ra dịch âm đạo bất thường
  • Tiểu buốt hoặc tiểu khó
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đầy bụng 
  • Đại tiện có máu
  • Đái máu
  • Đau khi giao hợp
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau vùng hông

Chẩn đoán nguyên nhân đau vùng chậu

Để xác định nguyên nhân đau vùng chậu, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây đau. Các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Thử thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
  • Cấy dịch âm đạo hoặc dương vật để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc chlamydia
  • Chụp X – quang vùng bụng và vùng chậu
  • MRI
  • Đo mật độ xương (loại tia X đặc biệt để xác định độ chắc khỏe của xương)
  • Nội soi ổ bụng chẩn đoán (thủ thuật cho phép nhìn trực tiếp các cấu trúc trong khung chậu và ổ bụng)
  • Nội soi tử cung (thủ thuật kiểm tra tử cung)
  • Xét nghiệm phân (kiểm tra mẫu phân để tìm máu vi thể)
  • Nội soi tiêu hóa dưới (đưa một ống soi để kiểm tra bên trong trực tràng và một phần hoặc toàn bộ đại tràng)
  • Siêu âm (sử dụng sóng siêu âm để hiển thị hình ảnh của các cơ quan nội tạng)
  • Chụp CT bụng và khung chậu (sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của cơ thể)

Đau vùng chậu được điều trị như thế nào?

Việc điều trị đau vùng chậu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ cơn đau và tần suất cơn đau xuất hiện. Đôi khi, đau vùng chậu được điều trị bằng thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Nếu cơn đau có nguyên nhân do một trong các cơ quan vùng chậu, việc điều trị có thể liên quan đến phẫu thuật hoặc các thủ thuật. Bác sĩ sẽ cung cấp thêm thông tin về các phương pháp điều trị đau vùng chậu khác nhau.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là 9 bài tập giúp mẹ bầu dễ sinh thường mẹ bầu nên thực hiện mỗi ngày: Nghiêng khung chậu; Ngồi xổm (Squat); Tập thể dục với bóng...
Xem thêm
Các nguyên nhân dưới đây có thể là nguyên nhân của đau vùng chậu trái: Viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích, Quá trình rụng trứng, ...
Xem thêm
ưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của viêm vùng chậu: Dịch tiết âm đạo bất thường; Đau ở vùng bụng dưới (thường là đau nhẹ); Đau bụng trên bên phải; Máu kinh xuất hiện bất thường
Xem thêm
Thông thường, xương chậu thường nằm ở phần cuối cùng ở vùng cột sống thắt lưng và nằm dưới thắt lưng xung quanh phần xương cột sống ở đoạn dưới.
Xem thêm
Đau xương chậu khi mang thai là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu và có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi... mà không phải do nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra.
Xem thêm
Vùng xương chậu bao gồm xương cùng, xương cụt và một cặp xương hông. Hai xương hông nối cột sống với các chi dưới.
Xem thêm
Gãy xương chậu là một loại gãy xương phức tạp và nghiêm trọng, có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xương chậu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!