Đau đầu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Đau đầu khi mang thai là tình trạng phổ biến và thường không đáng lo ngại. Các biện pháp khắc phục tại nhà thường có thể giúp làm dịu cơn đau.

Mang thai gây ra một số thay đổi đáng kể trong cơ thể, nhiều thay đổi trong số đó có thể làm phát sinh các triệu chứng riêng lẻ. Những thay đổi về nội tiết tố và lượng máu, cũng như ngồi, đi đứng sai tư thế do trọng lượng cơ thể tăng lên, đều là những thay đổi phổ biến.

Một số thay đổi này cũng có thể dẫn đến đau đầu, do đó có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, bất kỳ ai gặp phải các triệu chứng khó chịu hoặc nghiêm trọng nên tìm kiếm sự điều trị y tế. Tình trạng này thường có thể được bác sĩ xác định nguyên nhân cụ thể.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng đau đầu trong suốt thời gian mang thai.

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai

Video: Lý do khiến bạn đau đầu khi mang thai.

Cơ thể phụ nữ trải qua một số thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ khi mang thai, có thể dẫn đến một số triệu chứng khác nhau. Đau đầu là một triệu chứng phổ biến khi mang thai.

Nghiên cứu cho thấy rằng 39% phụ nữ sẽ bị đau đầu trong hoặc ngay sau khi mang thai.

Nguyên nhân chính xác của đau đầu khi mang thai có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quý của thai kỳ.

Các phần sau đây sẽ thảo luận về một số nguyên nhân có thể gây ra đau đầu khi mang thai, và một số nguyên nhân phổ biến hơn trong từng quý nhất định.

Ba tháng đầu

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ trải qua một số thay đổi mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Như thay đổi một lượng lớn hormone, cùng với sự gia tăng lượng máu. Tăng cân nhanh chóng cũng có thể xảy ra.

Đồng thời, những thay đổi này có thể làm cho một số loại đau đầu, chẳng hạn như đau đầu do căng thẳng, có nhiều khả năng xảy ra hơn. Một số triệu chứng mang thai khác cũng có thể ảnh hưởng đến những cơn đau đầu này hoặc khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.

Các vấn đề phổ biến có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau đầu bao gồm:

  • Buồn nônói mửa
  • Mức độ căng thẳng cao
  • Dinh dưỡng kém
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Mất nước
  • Thiếu ngủ
  • Thay đổi về thị lực
  • Nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây ra chứng đau nửa đầu
  • Lối sống ít vận động

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể có một số loại thực phẩm gây kích ứng hoặc các triệu chứng như đau đầu. Những loại thực phẩm kích thích này có thể khác nhau giữa các cá nhân, nhưng một số thủ phạm phổ biến bao gồm các sản phẩm từ sữa và sô cô la.

Ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ

Trong quý thứ hai và thứ ba thai kỳ, phụ nữ có thể ít bị đau đầu hơn do thay đổi hormone, vì trong giai đoạn này cơ thể đã thích nghi với những thay đổi hormone này.

Tuy nhiên, một số phụ nữ tiếp tục bị đau đầu căng thẳng do thay đổi hormone trong suốt thai kỳ của họ.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, các triệu chứng như đau đầu có nhiều khả năng là do:

  • Trọng lượng dư thừa
  • Huyết áp cao
  • Căng cơ
  • Sai tư thế 
  • Ngủ không đủ giấc
  • Chế độ ăn uống kém

Tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao là vấn đề xảy ra phổ biến với nhiều phụ nữ mang thai. Một số sẽ gặp phải tình trạng được gọi là tiền sản giật , xảy ra khi một người thường có mức huyết áp bình thường đột nhiên bị cao huyết áp sau 20 tuần của thai kỳ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ước tính rằng 1/25 phụ nữ mang thai ở Mỹ sẽ phát triển chứng tiền sản giật. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc nhiều trường hợp cấp cứu, bao gồm co giật và đột quỵ. Tình trạng này cũng có thể làm giảm lưu lượng oxy đến thai nhi.

Một triệu chứng phổ biến của tiền sản giật là đau đầu kinh niên. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tăng cân đột ngột
  • Đau bụng trên hoặc bụng
  • Khó thở
  • Sưng ở mặt hoặc tay

Những triệu chứng này không xảy ra trong mọi trường hợp tiền sản giật, đó là một trong những lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên với bác sĩ trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng đau đầu khi mang thai

Đau đầu khi mang thai có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, chúng có thể gây ra các loại và mức độ đau khác nhau.

Về mặt y học, đau đầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu nguyên phát không phải là một triệu chứng của một tình trạng sức khỏe, trong khi đau đầu thứ phát xảy ra khi có một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn nào đó. Và đau đầu thứ phát thường dẫn đến một số triệu chứng khác.

Dưới đây là một số loại đau đầu thường gặp khi mang thai.

  • Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất khi mang thai. Trên thực tế, một đánh giá năm 2017 trên Tạp chí Đau đầu và Đau ghi nhận rằng 26% trong số tất cả các cơn đau đầu xảy ra trong thai kỳ là đau đầu do căng thẳng.

Đau đầu do căng thẳng gây ra đau đầu từ nhẹ đến trung bình. Nhiều người mô tả cảm giác đau như thể họ bị quấn chặt quanh đầu.

  • Đau nửa đầu

Đau nửa đầu cũng có thể xảy ra khi mang thai. Theo ước tính, chứng đau nửa đầu xảy ra ở 10% phụ nữ mang thai.

Đau nửa đầu thường bắt đầu như một cơn đau âm ỉ phát triển thành cơn đau nhói, xuyên thấu, có thể lan tỏa hoặc không. Một số người cũng có thể do rất nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và một số mùi. Các cơn đau nửa đầu cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như chóng mặt hoặc buồn nôn.

  • Đau đầu từng cơn 

Đau đầu từng cơn hiếm hơn các loại khác, ước tính xảy ra ở 0,3% trong số các trường hợp mang thai.

Đau đầu từng cơn gây ra cơn đau “như dao đâm” dữ dội, thường ở một bên đầu và xung quanh mắt. Một người cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng khác, chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mắt hoặc sưng ở khu vực này.

Điều trị đau đầu khi mang thai

Trong nhiều trường hợp, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp làm dịu cơn đau đầu khi mang thai. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hiệu quả bao gồm:

  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm lên khu vực này trong 10 phút mỗi lần
  • Tắm nước ấm để giảm căng cơ
  • Giãn cơ
  • Thực hiện các bài tập nhẹ, chẳng hạn như yoga, bơi lội hoặc thái cực quyền
  • Ngồi hoặc đứng với tư thế tốt hơn
  • Tránh ngồi hàng giờ trước màn hình
  • Uống nhiều nước trong ngày
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Xoa bóp đầu nhẹ nhàng
  • Nghỉ ngơi trong không gian tối

Ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì họ ăn hàng ngày cũng có thể giúp phụ nữ xác định và loại bỏ bất kỳ tác nhân gây đau đầu nào.

Nếu có thể, phụ nữ mang thai nên cố gắng kiểm soát bất kỳ triệu chứng khó chịu nào bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn y tế, nếu cần thiết.

Những điều cần tránh 

Lưu ý lựa chọn thuốc an toàn giúp giảm đau đầu khi mang thai nguồn: https://www.medicalnewstoday.cLưu ý lựa chọn thuốc an toàn giúp giảm đau đầu khi mang thai nguồn: https://www.medicalnewstoday.c 

Trong thời kỳ mang thai, điều cần thiết là tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil) hoặc aspirin.

Một bài đánh giá trong Sử sách Dịch tễ học lưu ý rằng phụ nữ sử dụng NSAID khi đang mang thai có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Một số phụ nữ dùng thuốc paracetamol khi đang mang thai, mặc dù có lo ngại rằng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Khoa tâm thần JAMAN phát hiện ra rằng trẻ em sinh ra từ những phụ nữ dùng paracetamol trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu về mối liên hệ này trước khi các chuyên gia y tế có thể đưa ra bất kỳ tuyên bố rộng rãi nào. Nhiều người vẫn xem paracetamol là lựa chọn thuốc an toàn nhất cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

Mặc dù đau đầu khi mang thai là hiện tượng phổ biến, nhưng đôi khi có thể cần phải đến gặp bác sĩ.

Bất kỳ ai bị đau đầu dữ dội hoặc liên tục không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà nên đến gặp bác sĩ.Bất cứ ai bị đau đầu dai dẳng nên đến gặp bác sĩ nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/Bất cứ ai bị đau đầu dai dẳng nên đến gặp bác sĩ nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/Tương tự, bất kỳ ai gặp các triệu chứng khó chịu khác - chẳng hạn như chóng mặt hoặc thay đổi thị lực - nên được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị an toàn cho cả thai phụ và thai nhi. 

Tổng kết

Đau đầu khi mang thai có thể gây khó chịu, nhưng chúng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Mang thai gây ra một số thay đổi đáng kể trong cơ thể, có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm ra phương pháp điều trị an toàn cho thai nhi.

Đau đầu thứ phát xảy ra do một vấn đề cơ bản có thể nguy hiểm. Bất kỳ ai không chắc chắn về các triệu chứng của mình hoặc trải qua các triệu chứng khó chịu hoặc nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!