Video NGHIÊN CỨU - BÀ BẦU UỐNG PANADOL, PARACETAMOL CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Dùng Paracetamol có an toàn khi mang thai không?
paracetamol là một loại thuốc phổ biến dùng giảm đau và hạ sốt. Nó thường được bán tự do và không kèm theo đơn của bác sĩ ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Được gọi là acetaminophen (hay APAP),Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến nhất trên thế giới, và là loại thuốc duy nhất được biết đến không gây ra tác dụng phụ trực tiếp lên em bé. Do đó, đa số thai phụ chọn paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Mặc dù hiện tại không có bằng chứng nào về khoa học công nhận bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc này lên em bé, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên quan giữa việc người mẹ dùng thuốc giảm đau trong thai kỳ và nguy cơ gia tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ.
Liều dùng Paracetamol an toàn cho phụ nữ mang thai
Nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc khi mang thai. Trong trường hợp người mẹ phải dùng paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt thì nên uống liều thấp nhất có tác dụng và dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể. Liều lượng chung dao động từ khoảng 500mg đến 1000mg sau mỗi 4 đến 6 giờ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và sốt. Tuy nhiên, lượng paracetamol trong thai kỳ nên được giữ ở mức tối thiểu nhất có thể và phải nghe theo chỉ định của bác sĩ.
Các biến chứng có thể xảy ra cho em bé khi người mẹ dùng Paracetamol trong thai kỳ
Nhìn chung, paracetamol là một loại thuốc an toàn và không gây ra các vấn đề về thai kỳ như sinh non, thai chết lưu hoặc sẩy thai. Tuy nhiên,các nghiên cứu gần đây về chủ đề này đã chỉ ra khả năng mắc một số biến chứng do uống paracetamol trong thai kỳ:
Dị tật bẩm sinh
Sử dụng paracetamol quá liều trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Trẻ phát triển các cơ quan quan trọng trong thời gian này và paracetamol làm giảm nồng độ testosterone gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Các vấn đề về hành vi và tiếp thu chậm
Bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng trong thai kỳ đều có thể gây hại cho bộ não đang phát triển của thai nhi. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến học tập, kỹ năng vận động, giảm khả năng chú ý, giao tiếp và hành vi chung của trẻ trong tương lai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) phát sinh do thai nhi tiếp xúc với paracetamol.
Các vấn đề về hô hấp
Trẻ cũng có thể bị hen suyễn, thở khò khè do tiếp xúc với thuốc khi còn trong bụng mẹ.
Mặc dù một số biến chứng có thể xảy ra khi người mẹ uống paracetamol trong thai kỳ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh được bất kỳ tác dụng phụ rõ ràng nào của thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol hoặc bất kì loại thuốc nào khác trong thời kỳ mang thai.
Các phương thuốc tại gia thay thế cho Paracetamol
Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về việc paracetamol gây hại cho em bé, nhưng một số phương pháp tự nhiên tại nhà giúp giảm đau và hạ sốt, chữa lành bệnh một cách tự nhiên mà còn giảm thiểu mọi rủi ro có thể phát sinh do uống paracetamol.
Một số biện pháp tại gia để hạ sốt:
- Tắm nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể (chỉ làm điều này nếu bạn không bị cảm lạnh và ho kèm theo sốt).
- Đắp khăn lạnh lên trán. Lặp lại thường xuyên để hạ nhiệt độ.
- Ăn nhiều súp nóng và uống nhiều nước. Thêm nước trái cây vào chế độ ăn uống.
- Tránh căng thẳng không cần thiết cho cơ thể, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ. Mang thai đôi khi gây ra mệt mỏi. Điều quan trọng là phải cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì sức khoẻ ổn định.
- Uống các loại vitamin dành cho bà bầu giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Tránh mặc nhiều quần áo. Mặc quần áo bằng vải nhẹ, thoáng, đảm bảo máu lưu thông tốt.
Các biện pháp tại nhà để đối phó với cơn đau khi mang thai:
- Mát xa toàn thân là một trong những cách tốt nhất để giảm các cơn đau trên cơ thể, đặc biệt là đau lưng và mỏi hông.
- Tập yoga trước khi sinh để tăng cường cơ bắp và sức chịu đựng (nên tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia).
- Châm cứu cũng có thể giúp bạn giảm đau.
- Xoa bóp trán từ từ hoặc chườm ấm để giảm đau đầu do xoang.
- Thoa dầu có nguồn gốc thiên nhiên và gel xoa bóp giúp giảm đau toàn thân, đau khớp và mỏi khớp.
- Tập thiền để giảm bớt các cơn đau và căng thẳng tinh thần.
- Chườm lạnh vùng dưới của cổ để giảm các cơn đau do căng thẳng và đau đầu.
Thuốc chỉ nên là biện pháp cuối cùng cho các phụ nữ có thai khi sốt, đau nhức cơ thể không thể chịu nổi, hoặc các biện pháp điều trị tại nhà nói trên không đem lại hiệu quả.
Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc sử dụng paracetamol trong thai kỳ.
Dùng Paracetamol khi mang thai có cần làm thêm loại kiểm tra nào cho em bé không?
Vì không có tác dụng phụ nào của paracetamol ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nên không cần kiểm tra thai nhi khi đã uống thuốc giảm đau. Là một phần của việc khám thai thông thường, hầu hết các thai phụ đều thực hiện việc siêu âm định kỳ đều đặn để tìm dị tật bẩm sinh và theo dõi sự phát triển của em bé. Mọi rối loạn hoặc vấn đề bất thường đều có thể được xác định thông qua việc siêu âm và khám thai này.
Có nguy cơ nào với em bé nếu người cha từng uống Paracetamol không?
Không có sự gia tăng nguy cơ cho thai nhi nếu người cha đã dùng paracetamol trước hoặc trong khoảng thời gian thụ thai. Hai việc này không liên quan đến nhau. Mang thai là giai đoạn đòi hỏi sự giữ gìn sức khoẻ nghiêm ngặt của người mẹ. Sức khỏe của mẹ liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bất cứ thứ gì mà người mẹ sử dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của bé. Do đó, chỉ nên dùng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và hiểu rõ những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Mỗi một thai kì đều có những đặc điểm riêng biệt, và những phản ứng có thể xảy ra với thai phụ này không đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện ở thai phụ khác.
Xem thêm: