Video Chấn thương sọ não: làm sao để phục hồi tránh di chứng?
Chấn thương sọ não kín còn được gọi là chấn thương đầu kín là một chấn thương không gây vỡ xương sọ và lộ tổ chức não. Chấn thương xảy ra bởi một cú đánh mạnh gây chấn động não hoặc chấn thương não.
Chấn động là một dạng kinh điển của chấn thương sọ não kín. Chấn thương sọ não kín sẽ không thể tiên lượng trước vì chấn thương sọ não kín cũng có thể khá nặng. Nhưng hiểu chính xác chấn thương sọ não kín có thể giúp bạn đặt ra những tiên lượng cho sau này.
Chấn thương sọ não kín là gì?
Chấn thương đầu kín là loại chấn thương sọ não phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% trong số ước tính khoảng 2 triệu ca chấn thương sọ não xảy ra hàng năm. Khi đầu không có vết thương thì không có gì tác động trực tiếp vào não. Do đó, chấn thương là do sự di động của não trong hộp sọ. Nếu lực tác động vào đầu vừa đủ, não có thể bị tụ máu khi va vào hộp sọ.
Chấn thương sọ não kín thường ít nghiêm trọng hơn vết thương sọ não, vì không có gì trực tiếp chạm hoặc tác động đến nhu mô não. Tuy nhiên, chấn thương sọ não nặng có thể gây tử vong và các triệu chứng đôi khi không xuất hiện ngay tại thời điểm chấn thương. Các loại chấn thương sọ não kín phổ biến bao gồm:
- Tổn thương sợi trục lan tỏa: Tổn thương này xảy ra khi các tế bào thần kinh của não bị chấn thương, thường do rung lắc hoặc va chạm mạnh. Thường gặp ở tai nạn xe hơi, một chấn thương lan tỏa dọc trục có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
- Chấn động: Chấn động thường chỉ dẫn đến gián đoạn tạm thời chức năng não, nhưng chấn động lặp đi lặp lại có thể gây ra hội chứng chấn động và tạo ra tổn thương lâu dài. Hơn nữa, nếu chấn động không được điều trị kịp thời và tình trạng phù não diễn biến, người bệnh có thể tử vong.
- Máu tụ nội sọ: Điều này xảy ra khi một mạch máu bị vỡ dẫn đến chảy máu xung quanh não hoặc ở giữa não và hộp sọ. Điều này có thể gây tăng áp lực nội sọ, thậm chí có thể gây tử vong hoặc tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vì máu tụ nội sọ thường do một loại chấn thương gây ra, nên việc phân biệt nguyên nhân của chấn thương là vô cùng quan trọng.
- Nhồi máu não: Tương tự như chấn động, chấn thương sọ não gây tụ máu não do chấn thương. Tổn thương khu trú này thường chỉ làm gián đoạn chức năng ở vùng não bị ảnh hưởng, nhưng khi co thắt mạch nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng tạm thời của chấn thương sọ não kín
Triệu chứng rõ ràng và quan trọng nhất của chấn thương sọ não kín là một cú đánh đột ngột vào đầu hoặc cổ. Một số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng ngay tại thời điểm chấn thương nên nếu một cú đánh dẫn đến mất ý thức hoặc do tai nạn ô tô đều phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngay cả khi một vết thương nhẹ ở đầu hoặc khi không biết có vết thương, bạn cũng cần đến bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Thay đổi về ý thức: mất ý thức, ngất xỉu, ngủ gà ngủ gật không rõ nguyên nhân hoặc lơ mơ.
- Thay đổi tâm trạng, hành vi hoặc tính cách.
- Thay đổi ở mắt, đặc biệt là mắt trợn ngược.
- Sưng tại vị trí nghi ngờ chấn thương sọ não, đặc biệt nếu sưng to hoặc xung quanh có vết bầm tím.
- Nhức đầu và chóng mặt
- Đồng tử giãn.
- Khó tập trung hoặc nhầm lẫn.
- Không có khả năng nhớ những gì đã xảy ra trước khi bị chấn thương.
- Khó thở hoặc thay đổi nhịp thở.
- Chảy dịch từ mũi, mắt hoặc tai. Đây có thể là dịch não tủy.
- Thất ngôn, khó nói.
- Thay đổi thị lực, đặc biệt là nhìn mờ.
- Ảo giác.
- Nôn và buồn nôn.
Các triệu chứng lâu dài của chấn thương sọ não kín
Các triệu chứng lâu dài của chấn thương sọ não kín rất khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào một số yếu tố, như:
- Sức khỏe tổng thể: Những người có sức khỏe yếu dễ bị chấn thương nặng. Chấn thương sọ não cũng có thể nguy hiểm hơn nếu có tiền sử chấn thương trước đó hoặc đang nhiễm trùng.
- Điều trị kịp thời: Tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời tại cơ sở có chuyên môn về điều trị chấn thương sọ não.
- Thực hành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: Bạn có thể cần nhiều phương pháp điều trị và kiên trì tuân thủ là lựa chọn tốt nhất để hồi phục nhanh chóng.
- Mức độ nghiêm trọng của chấn thương, cũng như vị trí chấn thương.
Bởi vì não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, hầu như mọi chức năng của cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương sọ não. Những thay đổi về cảm xúc, tâm lý và hành vi là phổ biến, cũng như những thay đổi về nhận thức và trí tuệ. Một số người hay tức giận hoặc gặp các vấn đề kiểm soát cảm xúc sau chấn thương. Những người khác khó khăn với các kỹ năng vận động, trí nhớ, các mối quan hệ cá nhân và các chức năng cơ bản như đọc và viết.
Người bệnh chấn thương sọ não kín nếu được điều trị kịp thời sẽ không bị tổn thương lâu dài. Tuy nhiên, nếu gần đây bị chấn thương sọ não kín và có các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Điều trị chấn thương sọ não kín
Điều trị chấn thương đầu kín bắt đầu bằng điều trị triệu chứng ngay lập tức của chấn thương. Bác sĩ phải đảm bảo ổn định cho người bệnh trước, đặc biệt nếu có các chấn thương khác đi kèm. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định chụp não để xác định vị trí và kích thước của tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị toàn diện có thể như:
- Theo dõi sát, đặc biệt là trong 24 giờ sau chấn thương.
- Thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và thuốc phòng phù não.
- Vật lý trị liệu để phục hồi hoạt động thể chất.
- Liệu pháp ngôn ngữ nếu giọng nói đã bị thay đổi do chấn thương.
- Liệu pháp tập thể dục.
- Liệu pháp nghề nghiệp nếu khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày bị suy giảm do chấn thương.
- Hiểu biết về chấn thương sọ não.
- Tâm lý trị liệu để đối mặt với hậu quả tinh thần sau chấn thương não.
- Thuốc kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt nếu gặp các triệu chứng tâm thần như ảo giác, trầm cảm hoặc tức giận.
Xem thêm: