Chấn thương sọ não: Mức độ nghiêm trọng và khả năng phục hồi

Thuật ngữ chấn thương não dùng để mô tả các loại chấn thương liên quan đến não, hộp sọ và da đầu. Tùy thuộc rất nhiều vào loại chấn thương, vị trí của chấn thương và mức độ nghiêm trọng của tổn thương não mà có các biến chứng và phương pháp điều trị cần thiết. Bài viết dưới đây chỉ ra các loại chấn thương não khác nhau, cũng như các mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não.

Video Chấn thương sọ não: Làm sao để nhanh phục hồi, tránh di chứng 

Các kiến thức này rất quan trọng để hiểu một trường hợp thương tích cá nhân liên quan đến chấn thương não. Thuật ngữ này được bác sĩ và bảo hiểm sử dụng rộng rãi khi tiếp nhận người bệnh chấn thương liên quan đến sọ não. 

Nếu bạn bị chấn thương sọ não trong một vụ tai nạn, cần một luật sư riêng để giúp bạn có một khoản bồi thường. Chấn thương sọ não có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống, sống phụ thuộc vào một người nào đó bằng số tiền bồi thường và giúp bạn tái hòa nhập sau một chấn thương nghiêm trọng.

Phân loại chấn thương sọ não

Có bốn loại chấn thương sọ não chính. Đó là chấn động, tụ máu não, vết thương xuyên thấu và chấn thương sọ não thiếu oxy.

1. Chấn động

Chấn động là một chấn thương sọ não nhẹ do rung lắc, va đập vào đầu hoặc thay đổi chuyển động đột ngột, chẳng hạn như giật đầu lại nhanh chóng. Thông thường, chấn động không cho hình ảnh tổn thương có thể quan sát được, nhưng vẫn có thể diễn biến nghiêm trọng và cần điều trị. Chấn động có thể gây đau đầu, khó tập trung, mất trí nhớ và mất phương hướng. Chấn động đặc biệt nguy hiểm nếu nhiều chấn thương kéo dài hoặc nếu chấn thương liên tiếp khi chấn thương cũ chưa hồi phục. 

2. Tụ máu não

Tụ máu não là tình trạng tụ máu trong nhu mô não giống như vết bầm tím trên da. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ bị vỡ và chảy máu. Ở da, máu chảy dưới da là có thể quan sát thấy vị trí xanh tím tại nơi chấn thương. Trong khi đó, máu chảy trong não có thể gây các biến chứng do tăng áp lực trong não.

Tụ máu não có thể do bất kỳ tác động nào lên đầu. Ví dụ, va chạm trong một vụ tai nạn xe hơi khi đầu chạm vào vô lăng, trượt và ngã khi đầu chạm đất hoặc trong một tai nạn liên quan đến thể thao mà não bộ bị ảnh hưởng nhiều.

Trong quá trình va chạm gây ra chấn động não, não có thể bị tổn thương ngay tại vị trí bị va chạm, ở phía đối bên do não bị va đập vào phía đối diện của hộp sọ hoặc cả hai. Những khác biệt này về vị trí thương tích được phân loại theo thương tích do đối kháng.

Tụ máu não cũng có mức độ từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng như chấn động não. Những cơn đau dữ dội có thể gây mất ý thức, lú lẫn, mệt mỏi, ảnh hướng tới cảm xúc hoặc kích động. Máu tụ tăng lên có thể dẫn đến phù não, khiến não thiếu oxy và các biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Chấn thương xuyên thấu

Chấn thương sọ não xảy ra khi một vật đâm xuyên qua hộp sọ. Điều này có thể khiến dị vật hoặc tóc, da hoặc các mảnh vỡ của hộp sọ tiếp xúc với não. Sự tiếp xúc và tác động lực lên não gây ra chấn thương nghiêm trọng cho một vùng não hoặc lan tỏa. Chấn thương sọ não có thể do các tác nhân như:

  • Vỡ sọ do trượt ngã
  • Tai nạn giao thông và có vật đâm xuyên hoặc làm vỡ hộp sọ
  • Vết thương do súng bắn vào đầu nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do chấn thương sọ não
  • Chấn thương liên quan đến thể thao do dùng lực quá mạnh 

4. Chấn thương não do ngạt

Chấn thương não do ngạt xảy ra khi não không được cung cấp oxy để duy trì hoạt động bình thường. Chỉ sau 4 – 5 phút mà không có oxy thích hợp các tế bào não sẽ bắt đầu chết và xuất hiện những tổn thương. Oxy được máu đưa đến não, tổn thương não dothiếu máu cục bộthường xảy ra nhất do sự tắc nghẽn dòng máu.

Sự tắc nghẽn có thể xảy ra do cục máu đông, đột quỵ, đau tim hoặc chấn thương nghiêm trọng ở một số đối tượng. Lượng máu đến não cũng có thể bình thường nhưng không mang đủ oxy. Nguyên nhân có thể do ngộ độc, chết đuối, ngộ độc carbon monoxide, nghẹt thở, ngạt thở hoặc nguyên nhân phổi không hít thở đủ oxy.

Các loại chấn thương sọ não khác

Tổn thương sợi trục lan tỏa 

Tổn thương sợi trục lan tỏa (DAI) tương tự như chấn động do não di chuyển, nhưng thường nghiêm trọng hơn. Cơ chế liên quan đến chuyển động tăng tốc và giảm tốc dẫn đến lực cắt các vùng tín hiệu kết nối của não và tủy sống. Những tổn thương này có thể có kích thước cực nhỏ, gây ra các mức độ tổn thương não khác nhau, hoặc đôi khi cũng khá lớn. Tổn thương lớn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hoặc thậm chí có thể gây tử vong.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng của vết rách và các chấn thương kèm theo như tụ máu hoặc chấn động.

Chấn thương não do thiếu oxy

Một loại chấn thương sọ não là chấn thương não do thiếu oxy, xảy ra khi não không nhận đủ oxy và gây tổn thương. Nguyên nhân do cung cấp không đủ oxy đến phổi hoặc thiếu máu lên não do ngạt như suýt chết đuối, treo cổ, ngừng tim, carbon monoxide hoặc tiếp xúc với khí độc. Một loại chấn thương não do thiếu oxy là chấn thương do thiếu máu cục bộ còn được gọi là tình trạng thiếu oxy ứ đọng hoặc thiếu máu cục bộ.

Hội chứng chấn thương thứ phát

Cũng giống như hiện tượng tổn thương tái phát làm cho vết thương khó lành, chấn thương sọ não lần thứ hai sau lần chấn thương đầu tiên có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn. Đôi khi được gọi là chấn thương sọ não tái phát, ảnh hưởng có thể phụ thuộc vào vị trí của chấn thương, mức độ nghiêm trọng của chấn thương lần đầu và mức độ chấn thương tiếp đó.

Chấn thương lần hai có nhiều khả năng gây tổn thương não nghiêm trọng hơn lần thứ nhất, ngay cả khi người bệnh không bất tỉnh. Nếu bạn bị một chấn thương ở đầu trên nền chấn thương sọ não cũ, bạn cũng cần đi khám ngay cả khi không có triệu chứng. Thông thường, chấn động thứ hai là kẻ giết người thầm lặng, vì cả hai tác động đều có thể không đáng kể tại thời điểm đó.

Các mức độ của chấn thương sọ não

Có ba mức độ chấn thương sọ não: nhẹ, trung bình và nặng.

Chấn thương mức độ nhẹ - đặc trưng bởi mất ý thức trong vài giây hoặc vài phút, nếu có. Tình trạng mất ý thức không nhất thiết phải xảy ra và người bệnh có thể chỉ tỏ ra loạng choạng hoặc mất phương hướng. Với chấn thương sọ não nhẹ, các thăm dò có thể không thấy hình ảnh tổn thương. Do đó bác sĩ cần hỏi kĩ về ý thức của người bệnh để chẩn đoán chấn thương nhẹ và chấn động.

Chấn thương mức độ trung bình - đặc trưng bởi tình trạng mất ý thức kéo dài đến vài giờ và tình trạng lú lẫn có thể kéo dài đến hàng tuần. Với chấn thương sọ não mức độ trung bình, các biến chứng có thể kéo dài hàng tháng và có thể là vĩnh viễn. Những biến chứng này có thể là thể chất, nhận thức hoặc hành vi. Do đó cần nhiều chương trình điều trị những biến chứng này.

Chấn thương mức độ nặng – Chấn thương sọ não nghiêm trọng thường do những va chạm gây vỡ sọ hoặc xuyên thấu hộp sọ và não. Mức độ thương tích này đe dọa đến tính mạng và người bệnh có thể tàn tật vĩnh viễn. Mặc dù chấn thương sọ não kín có thể dẫn đến chấn thương não nghiêm trọng, nhưng những chấn thương nghiêm trọng thường do vết thương sọ não hở.

Hậu quả của chấn thương sọ não

Sau khi bị chấn thương sọ não, người bệnh có thể bị tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Chấn thương sọ não có thể nghiêm trọng và để lại những di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống. Chấn thương trực tiếp lên não và để lại những hậu quả cả về thể chất và tinh thần. Tổn thương có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, tính cách và trạng thái tinh thần, thậm chí có thể suy giảm trầm trọng. Triệu chứng có thể có như mất trí nhớ, các vấn đề về cảm xúc, các vấn đề về giọng nói, suy giảm giác quan, rối loạn tâm lý, v.v.

Điều tồi tệ hơn là tổn thương do chấn thương sọ não có thể là vĩnh viễn. Không có nhiều phương pháp sửa chữa các mô tổn thương của não. Người bệnh thường phải chịu ảnh hưởng do di chứng chấn thương sọ não. Điều đó không có nghĩa là không có hy vọng. Có rất nhiều phương pháp để kiểm soát các triệu chứng và giúp người bệnh sống chung với những ảnh hưởng của chấn thương sọ não nghiêm trọng.

Phục hồi sau chấn thương sọ não

Quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não có thể khó khăn nhưng bạn vẫn có thể hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường. Có nhiều bệnh nhân đã rất nỗ lực để có thể khỏe mạnh và tái hòa nhập cuộc sống.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!