Hãy tìm độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và các giá trị ngoại lệ của các mẫu số liệu sau: a) 6; 8; 3; 4; 5; 6; 7; 2; 4
275
12/06/2023
Bài 2 trang 124 Toán lớp 10 Tập 1: Hãy tìm độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và các giá trị ngoại lệ của các mẫu số liệu sau:
a) 6; 8; 3; 4; 5; 6; 7; 2; 4.
b) 13; 37; 64; 12; 26; 43; 29; 23.
Trả lời
a) Sắp xếp mẫu số liệu trên theo thứ tự không giảm ta được mẫu:
2; 3; 4; 4; 5; 6; 6; 7; 8.
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: 8 - 2 = 6.
Cỡ mẫu bằng 9 nên giá trị tứ phân vị thứ hai là Q2 = 5.
Giá trị tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu 2; 3; 4; 4 là Q1 = (3 + 4) = 3,5.
Giá trị tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu 6; 6; 7; 8 là Q3 = (6 + 7) = 6,5.
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: = 6,5 - 3,5 = 3.
Ta có Q3 + 1,5 = 6,5 + 1,5 . 3 = 11; Q1 - 1,5 = 3,5 - 1,5 . 3 = -1.
Do đó mẫu trên không có giá trị ngoại lệ.
b) Sắp xếp mẫu số liệu trên theo thứ tự không giảm ta được mẫu:
12; 13; 23; 26; 29; 37; 43; 64.
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: 64 - 12 = 52.
Cỡ mẫu bằng 8 nên giá trị tứ phân vị thứ hai là Q2 = (26 + 29) = 27,5.
Giá trị tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu 12; 13; 23; 26 là Q1 = (13 + 23) = 18.
Giá trị tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu 29; 37; 43; 64 là Q3 = (37 + 43) = 40.
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: = 40 - 18 = 22.
Ta có Q3 + 1,5 = 40 + 1,5 . 22 = 73; Q1 - 1,5 = 18 - 1,5 . 22 = -15.
Do đó mẫu trên không có giá trị ngoại lệ.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu
Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu
Bài tập cuối chương 6
Bài 1: Dùng máy tính cầm tay để tính toán với số gần đúng và tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê
Bài 2: Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê