Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD, O là trung điểm của AC, điểm E

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD, O là trung điểm của AC, điểm E đối xứng với điểm D qua điểm O.

a) Chứng minh tứ giác AECD là hình chữ nhật.

b) Gọi I là trung điểm của AD, chứng tỏ I là trung điểm của BE.

c) Cho AB = 10 cm, BC = 12 cm. Tính diện tích tam giác OAD.

d) Đường thẳng OI cắt AB tại K. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AEDK là hình thang cân.

Trả lời
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD, O là trung điểm của AC, điểm E (ảnh 1)

a) Tứ giác AECD, có hai đường chéo AC và DE cắt nhau tại O.

Mà O là trung điểm của AC (giả thiết) và O cũng là trung điểm của DE (điểm E đối xứng với điểm D qua điểm O).

Suy ra tứ giác AECD là hình bình hành.

Lại có \[\widehat {ADC} = 90^\circ \] (AD BC).

Vậy tứ giác AECD là hình chữ nhật.

b) Tam giác ABC cân tại A có AD vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến.

Suy ra D là trung điểm BC.

Do đó BD = CD    (1)

Vì AECD là hình chữ nhật nên AE // CD và AE = CD    (2)

Từ (1), (2), suy ra AE = BD.

Tứ giác AEDB, có: AE // BD và AE = CD (chứng minh trên).

Suy ra tứ giác AEDB là hình bình hành.

Mà I là trung điểm của AD.

Vậy I cũng là trung điểm của BE.

c) Ta có D là trung điểm BC. Suy ra \(BD = CD = \frac{{BC}}{2} = \frac{{12}}{2} = 6\) (cm).

Tam giác ACD có O, I lần lượt là trung điểm của AC, AD.

Suy ra OI là đường trung bình của tam giác ACD.

Do đó OI // CD và \(OI = \frac{{CD}}{2} = \frac{6}{2} = 3\) (cm).

Tam giác ABD vuông tại D: AD2 = AB2 – BD2 = 102 – 62 = 64.

Suy ra AD = 8 (cm).

Ta có OI // CD (chứng minh trên) và CD AD (tam giác ABC có AD là đường cao).

Suy ra OI AD.

Diện tích tam giác OAD là: \({S_{\Delta OAD}} = \frac{1}{2}OI.AD = \frac{1}{2}.3.8 = 12\,\,\left( {c{m^2}} \right)\).

Vậy diện tích tam giác OAD bằng 12 cm2.

d) Vì tứ giác AEDB là hình bình hành nên AK // DE.

Suy ra tứ giác AEDK là hình thang.

Do đó để AKDE là hình thang cân thì \(\widehat {AED} = \widehat {KDE}\) (hai góc kề một đáy bằng nhau).

Ta có tứ giác AEDB là hình bình hành (chứng minh trên).

Suy ra OD // AK   (3)

Tam giác ABC có OK // BC (chứng minh trên) và O là trung điểm AC (giả thiết).

Suy ra OK là đường trung bình của tam giác ABC.

Do đó K là trung điểm của AB.

Tam giác ABC có D, K lần lượt là trung điểm của BC, AB.

Suy ra DK là đường trung bình của tam giác ABC.

Do đó DK // AO   (4)

Từ (3), (4), suy ra tứ giác AODK là hình bình hành.

Khi đó \(\widehat {KAO} = \widehat {KDO}\) (hai góc đối nhau).

\(\widehat {AED} = \widehat {ABD}\) (hai góc đối nhau trong hình bình hành AEDB).

Do đó nếu \(\widehat {AED} = \widehat {KDE}\) thì \(\widehat {ABD} = \widehat {KAO}\).

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (tam giác ABC cân tại A).

Suy ra \[\widehat {BAC} = \widehat {ABC} = \widehat {ACB}\].

Khi đó tam giác ABC đều.

Vậy tam giác ABC là tam giác đều thì tứ giác AEDK là hình thang cân.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả