Hoặc
1,943 câu hỏi
Câu 6. Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
Câu 5. Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Câu 4. Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền vào những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
Câu 3. Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
Câu 2. Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau.
Câu 1. Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở) Văn bản Nội dung Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều đô Giọt sương đêm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Câu 3. Em có sẵn sàng lắng nghe người khác chia sẻ những trải nghiệm của họ với mình hay không? Tại sao?
Câu 2. Theo em, việc chúng ta chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình với mọi người xung quanh nhằm mục đích gì?
Câu 1. Trước khi nói về một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Câu 5. Hãy lập dàn ý cho bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ nhất của em.
Câu 4. Theo em mục đích để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm là gì?
Câu 3. Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm gồm mấy phần? Là những phần nào? Nêu nội dung chính của từng phần.
Câu 2. Khi viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, người kể chuyện sẽ là ai? Kể chuyện theo ngôi thứ mấy?
Câu 1. Để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
Câu 7. Tóm tắt nội dung chính trong văn bản “Cô gió mất tên”.
Câu 6. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản này là gì?
Câu 5. Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên.
Câu 4. Văn bản “Cô gió mất tên” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Nêu bố cục của văn bản “Cô gió mất tên” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô gió mất tên” là?
Câu 1. Văn bản “Cô gió mất tên” thuộc thể loại nào?
Câu 7. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
Câu 6. Đọc đoạn văn sau. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển. b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có đư...
Câu 5. Đọc đoạn văn sau. “Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi...
Câu 4. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây. a. Khách giật mình b. Lá cây xào xạc. c. Trời rét Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên. Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
Câu 3. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ. - Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ. - Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu....
Câu 2. So sánh những cách diễn đạt dưới đây và cho biết tác dụng của việc dùng các cụm tính từ làm thành phần vị ngữ trong câu. a. Biết chị Cốc đi rồi, tôi bò lên. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mon men bò lên. b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. c. Trời nóng. Trời nóng hầm hập
Câu 1. So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu. a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt. b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 10. Tóm tắt văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”.
Câu 9. Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của Nhân vật “tôi”trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
Câu 8. Em có đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý không? Vì sao? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Câu 7. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “Những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên?
Câu 6. Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản?
Câu 5. Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố. “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”?
Câu 4. Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Nêu bố cục của văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là?
Câu 1. Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” thuộc thể loại nào?
Câu 12. Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?
Câu 11. Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 10. Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?
Câu 9. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng? Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng. Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?
Câu 8. Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện. a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất...
Câu 7. Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật? Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.
Câu 6. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?
Câu 5. Nêu bố cục của văn bản Giọt sương đêm và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Giọt sương đêm” là?
Câu 3. Văn bản “Giọt sương đêm” thuộc thể loại nào?
Câu 2. Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.
Câu 1. Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.3k
37.4k
36.1k
34.9k
33.4k