Lời giải
a) Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA;
và \(\widehat {DAB} = \widehat {ABC} = \widehat {BCD} = \widehat {CDA} = 90^\circ \).
Vì M là trung điểm của AB nên AM = MB = \(\frac{1}{2}\)AB.
Vì N là trung điểm của BC nên NB = NC = \(\frac{1}{2}\)BC.
Mà AB = BC nên AM = MB = NB = NC.
Xét tam giác CBM vuông ở B và tam giác DCN vuông ở C có:
MB = NC (cmt)
BC = CD (cmt)
Do đó, tam giác CBM và tam giác DCN bằng nhau (hai cạnh góc vuông).
Suy ra \(\widehat {BMC} = \widehat {DNC}\).
Mà \(\widehat {BMC} + \widehat {MCB} = 90^\circ \) nên \(\widehat {DNC} + \widehat {MCB} = 90^\circ \).
Tam giác CON có:
\(\widehat {ONC} + \widehat {OCN} = 90^\circ \) (do \(\widehat {DNC} + \widehat {MCB} = 90^\circ \)).
Nên \(\widehat {NOC} = 90^\circ \).
Do đó, CM vuông góc với DN tại O.
b) Ta có BC = CD = DA = AB = 4 cm; NC = \(\frac{1}{2}\)BC = \(\frac{1}{2}\)CD = 2 cm hay CD = 2NC.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác CND vuông tại C ta có:
ND2 = NC2 + CD2 = NC2 + (2NC)2 = 5NC2.
Do đó, \(\frac{{N{C^2}}}{{N{D^2}}} = \frac{1}{5}\). Suy ra \(\frac{{NC}}{{ND}} = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\).
Xét tam giác NOC vuông tại O và tam giác CND vuông tại C có:
\(\widehat {ONC}\) chung
Do đó, ∆ONC ᔕ ∆CND (góc nhọn).
Suy ra \(\frac{{ON}}{{CN}} = \frac{{OC}}{{CD}} = \frac{{NC}}{{ND}} = \frac{1}{{\sqrt 5 }}\). Do đó, OC = \(\frac{1}{{\sqrt 5 }}\)CD; ON = \(\frac{1}{{\sqrt 5 }}\)CN.
Vậy diện tích tam giác ONC là:
\(S = \frac{1}{2}OC \cdot ON = \frac{1}{2}.\frac{1}{{\sqrt 5 }}CD \cdot \frac{1}{{\sqrt 5 }}CN = \frac{1}{{10}} \cdot 4 \cdot 2 = 0,8\) (cm2).