Cho đường thẳng d: y = -4x + 3. a) Vẽ đồ thị hàm số. b) Tìm tọa độ

Cho đường thẳng d: y = –4x + 3.

a) Vẽ đồ thị hàm số.

b) Tìm tọa độ giao điểm A, B của d với lần lượt hai trục tọa độ Ox và Oy.

c) Tính khoảng cách từ gốc tọa độ đến d.

d) Tính diện tích tam giác OAB.

Trả lời

a) Bảng giá trị:

x

0

1

2

y

3

–1

–5

Đồ thị:

Cho đường thẳng d: y = -4x + 3. a) Vẽ đồ thị hàm số. b) Tìm tọa độ (ảnh 1)

b) Trục Ox: y = 0.

Với y = 0, ta có: \[ - 4x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{4}\].

Suy ra tọa độ \(A\left( {\frac{3}{4};0} \right)\).

Trục Oy: x = 0.

Với x = 0, ta có: y = –4.0 + 3 = 3.

Suy ra tọa độ B(0; 3).

Vậy \(A\left( {\frac{3}{4};0} \right)\), B(0; 3) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

c) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến đường thẳng d.

Ta có \(OA = \frac{3}{4},\,\,OB = 3\).

Tam giác OAB vuông tại O có OH là đường cao:

\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} = \frac{{17}}{9}\).

Suy ra \(O{H^2} = \frac{9}{{17}}\).

Do đó \(OH = \frac{3}{{\sqrt {17} }}\).

Vậy khoảng cách từ gốc tọa độ đến d bằng \(\frac{3}{{\sqrt {17} }}\).

d) Ta có \({S_{\Delta OAB}} = \frac{1}{2}OA.OB = \frac{1}{2}.\frac{3}{4}.3 = \frac{9}{8}\).

Vậy diện tích tam giác OAB là \(\frac{9}{8}\).

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả