Cu(OH)2 ra [C2H4(OH)O]2Cu | C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + H2O

1900.edu.vn xin giới thiệu phương trình 2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:

Phản ứng C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Cu(OH)2 + 2C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 sau đó cho dung dịch etylen glicol vào.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho etylen glicol vào thấy tạo phức màu xanh .

5. Tính chất hoá học

- Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.

Tác dụng với axit:

    Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Phản ứng nhiệt phân:

    Cu(OH)2 Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 CuO + H2O

Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:

    Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Phản ứng với anđehit

    2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO Tính chất của Đồng hiđroxit Cu(OH)2 HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O

Phản ứng màu biure

- Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

6. Bạn có biết

- Các ancol đa chức có nhóm –OH liền kề tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

7. Bài tập liên quan

Bài 1: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic

B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ

D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Vậy các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

Glucozơ: C6H12O6; Etylen glycol: C2H4(OH)2; Glixerol: C3H5(OH)3; Saccarozơ: C12H22O11.

Bài 2: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.

B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

C. Glucozơ, glixerol và etylen glicol.

D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Vậy các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

Glucozơ: C6H12O6

Etylen glycol: C2H4(OH)2

Glixerol: C3H5(OH)3

Bài 3: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:

HOCH2-CH2OH (X);

HOCH2-CH2-CH2OH (Y);

HOCH2-CHOH-CH2OH (Z);

CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R);

CH3-CHOH-CH2OH (T).

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T.     

B. X, Y, R, T.

C. Z, R, T.     

D. X, Z, T

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Y không tác dụng được với Cu(OH)2 vì không có nhóm OH liền kề, R là xeton không tác dụng với dung dịch Cu(OH)2.

Bài 4: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

A. Axit axetic, glixerol, mantozo.

B. natri axetat, saccarozo, mantozo.

C. Glucozo, glixerol, ancol etylic.

D. Ancol etylic, saccarozo, axit axetic.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A. Axit axetic, glixerol, mantozo.

Bài 5:  Dãy gồm các dung dịch tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.

B. glixerol, glucozơ, anđehit axetic, etilenglicol.

C. ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol.

D. saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.

Bài 6: Cho các chất: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, C2H5OH. Số chất phản ứng đi Cu(OH)2

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B. 3

Bài 7: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với glixerol (các chất xúc tác có đủ)

A. Mg, Cu(OH)2; HBr; HNO3.

B. Na, MgO, HBr, HNO3, CH3COOH.

C. Na, NaOH, Cu(OH)2, HBr, HNO3.

D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.

Đáp án A: Mg không phản ứng

Đáp án B: MgO không phản ứng

Đáp án C: NaOH không phản ứng

D. Na, CuO, CH3COOH, HNO3.

2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2

2C3H5(OH)3 + 2CuO → 3CH3COOH + 2Cu + 2H2O

5CH3COOH + 6C3H5(OH)3→ 4(CH3COO)2C3H5+ 12H2O

C3H5(OH)3 + 3HNO3 → C3H5(NO3)3 + 3H2O

Bài 8: Dùng thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B. Glucozơ và glixerol

Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

Phương trình hóa học:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

Bài 9: Công thức cấu tạo thu gọn của glixerol là

A. CH2­(OH) – CH2– CH2(OH).

B. CH(OH) – CH2(OH).

C. CH2­(OH) – CH(OH) – CH2(OH).

D. CH(OH) – CH2(OH) – CH2(OH).

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C. CH(OH) – CH(OH) – CH2(OH).

Bài 10: Chọn các nhận định đúng:

A. Lipid là chất béo

B. Lipid là tên gọi chung của dầu, mỡ động vật thực vật.

C. Lipit là este của glixerol và các axit béo

D. Lipid là những hợp chất hữu cơ cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroid, photpholipit.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D.

Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroid, photpholipit

Bài 11: Cho các nhận định sau

(1) 1 mol chất béo phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.

(2) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo gọi chung là steroit.

(3) Chất béo nó ở điều kiện thường là chất rắn.

(4) Chất béo triolein phản ứng tối đa 3 mol H2.

(5) Muối natri hoặc kali của các axit béo được dùng làm xà phòng.

Các nhận định đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C. 4

(1) đúng

(2) sai vì chất béo gọi chung là triglixerit hoặc triaxylglixerol

(3) đúng

(4) đúng, vì triolein có 3 liên kết C=C

(5) đúng

⟹ 4 phát biểu đúng

Bài 12: Cho các nhận định sau

(1) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

(2) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong anilin.

(3) Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit cacboxylic.

(4) Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và xà phòng.

(5) Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo no.

(6) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(7) Các este thường là các chất lỏng, dễ bay hơi.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D. 4

Các mệnh đề đúng: 1, 2, 6, 7.

Mệnh đề 3: Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo

Mệnh đề 4: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được glixerol và xà phòng.

Mệnh đề 5: Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O | C3H5(OH)3 ra Phức đồng (II) glixerat

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O | C2H5OH ra CH3CHO

C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

CuO ra Cu(NO3)2 | CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O | CH3COOH ra (CH3COO)2Cu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!