C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

Phản ứng Saccarozơ + Cu(OH)2 hay C12H22O11 + Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C12H22O11 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Phản ứng C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O

1. Phương trình hóa học cân bằng

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1 ml dung dịch NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch saccarozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

5. Tính chất hóa học

Vì không có nhóm chức anđehit (-CH=O) nên saccarozơ không có tính khử như glucozơ nhưng có tính chất của ancol đa chức. Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 gốc monosaccarit nên saccarozơ có phản ứng thủy phân.

a. Phản ứng với Cu(OH)2

Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng saccarat màu xanh lam:

2 C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

b. Phản ứng thủy phân

Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

+ Đun nóng với dung dịch axit vô cơ.

+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người.

C12H22O11 + HH+,to C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên cho thấy saccarozơ có tính chất hóa học của ancol đa chức có hai nhóm –OH cạnh nhau.

7. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với dung dịch NaCl.

B. phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Hướng dẫn:Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

Đáp án: C

Ví dụ 2: Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Saccarozơ.    

B. Glucozơ.

C. Etanol.    

D. Etylen glicol.

Hướng dẫn: Etanol không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Đáp án: C

Ví dụ 3: Chất nào sau đây phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường không thu được phức xanh lam?

A. Saccarozơ.   

B. Glucozơ.

C. Glixerol.    

D. axit axetic.

Hướng dẫn: axit axetic phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường không thu được phức xanh lam

Đáp án: D

Ví dụ 4: Cho 3 dung dịch sau đây: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào dưới đây?

A. Phản ứng với Cu(OH)2 có nhiệt độ tạo ra kết tủa đỏ gạch.

B. Hòa tan vào dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

C. Đều tác dụng với dung  dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Hướng dẫn:

Đáp án: B

Ví dụ 5: Tinh bột xenlulozơ saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.

B. tráng gương.

C. trùng ngưng.

D. hoà tan Cu(OH)2.

Hướng dẫn:

Đáp án: A

Ví dụ 6: Hai chất nào dưới đây là đồng phân của nhau là

A. Saccarozơ và Fructozơ

B. Xenlulozơ và tinh bột

C. Saccarozơ và glucozơ.

D. Fructozơ và glucozơ.

Hướng dẫn:

Đáp án: D

Ví dụ 7: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch brom tạo thành muối amoni gluconat

B. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%)

C. Xenlulozơ tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo thành dung dịch xanh lam

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!