Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học hay gặp (2024) đầy đủ nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập bảng hóa trị các nguyên tố hóa học hay gặp. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học hay gặp

I. Lí thuyết

1. Khái niệm 

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

2. Bảng hóa trị các nguyên tố

Số proton Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị
1 Hiđro H 1 I
 
2 Heli He 4  
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV,II
7 Nitơ N 14 III,II,IV,…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20  
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III,V
16 Lưu huỳnh S 32 II,IV,VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Agon Ar 39,9  
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
.        
.        
.        
24 Crom Cr 52 II,III,…
25 Mangan Mn 55 II,IV,VII,…
26 Sắt Fe 56 II,III
29 Đồng Cu 64 I,II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thủy ngân Hg 201 I,II
82 Chì Pb 207 II,IV

Lưu ý:

- Một số đơn chất phi kim có công thức phân tử như sau:

Khí oxi Khí hiđro Khí nitơ Khí flo Khí clo Brom Iot
O2 H2 N2 F2 Cl2 Br2 I2

3. Mở rộng

- Bảng hóa trị của nhóm nguyên tố:

Tên nhóm Hóa trị
Hiđroxit (OH),Nitrat (NO3),Hiđro cacbonat (HCO3),Đihiđro photphat (H2PO4) I
Sunfit (SO3),Sunfat (SO4),Cacbonat (CO3),Hiđro photphat (HPO4) II
Photphat (PO­) III

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Dựa vào quy tắc hoá trị cho biết trường hợp nào viết đúng quy tắc với công thức tổng quát Cách giải bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố (cực hay) (với a, b lần lượt là hoá trị của A, B)

A. a : x = b : y

B. ay = Bx

C. a.x = b.y

D. a + x = b + y

Lời giải:

Chọn C.

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

⇒ Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b.

Câu 2: Cho hợp chất có công thức hóa học P2O5, biết P có hoá trị V và O có hoá trị II. Vậy biểu thức nào sau đây viết đúng quy tắc?

A. V.2 = II.5

B. V.5 = II.2

C. II.V = 2.5

D. V + 2 = II + 5

Lời giải:

Chọn A.

Câu 3: Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị là

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Lời giải:

Chọn B.

- Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.

- Xét hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.

Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.

Câu 4: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn trong oxit là

A. III.

B. IV.

C. VII.

D. V.

Lời giải:

Chọn C.

Theo bài ra ta có: 2.55 + 16.x = 222.

Giải phương trình được x = 7.

Vậy oxit có công thức hóa học là Mn2O7.

Oxi có hóa trị II, gọi hóa trị của Mn là a. Theo quy tắc hóa trị có:

2.a = 7.II ⇒ a = VII.

Câu 5: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hoá trị của S trong hợp chất đó là

A. IV.

B. V.

C. II.

D. VI.

Lời giải:

Đặt công thức hóa học của hợp chất có dạng: SOx.

Theo bài ra: %mO= 60% Cách giải bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố (cực hay) x = 3

Vậy công thức hóa học của oxit là SO3.

Hóa trị của O là II, đặt hóa trị của S là a. Ta có:

1.a = 3.II ⇒ a = VI.

Câu 6: Biết trong công thức hóa học BaSO4 thì Ba có hóa trị II. Hóa trị của nhóm (SO4) là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Lời giải:

Chọn B.

Đặt hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.II = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Câu 7: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Lời giải:

Chọn C.

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 3.I = 1.a ⇒ a = III.

Vậy nhóm (PO4) có hóa trị III.

Câu 8: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Lời giải:

Chọn C.

Ta có: 27.2 + 16.x = 102.

Giải phương trình được x = 3. Vậy oxit là Al2O3.

Đặt a là hóa trị của Al. Ta có:

2.a = 3.II ⇒ a = III.

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất?

A. H, Na, K.

B. Mg, O, H.

C. O, Cu, Na.

D. O, K, Na.

Lời giải:

Chọn A.

Câu 10: Một oxit của Crom là Cr2O3. Muối trong đó Crom có hoá trị tương ứng là

A. CrSO4.

B. Cr2(SO4)3.

C. Cr2(SO4)2.

D. Cr3(SO4)2.

Lời giải:

Theo quy tắc hóa trị xác định được Crom có hóa trị III.

Muối mà crom có hóa trị III là Cr2(SO4)3.

Chọn B.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:

Tổng hợp các bài ca hóa trị (2024) hay nhất, dễ nhớ nhất

Các công thức hóa học lớp 8 cần nhớ (2024) đầy đủ nhất

Cách viết phương trình phân tử và ion rút gọn (2024) hay, chi tiết nhất

Các chuỗi phản ứng thường gặp (2024) hay nhất

Dãy điện hóa của kim loại (2024) chi tiết nhất

 

 

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!