Cách viết phương trình phân tử và ion rút gọn
1. Lí thuyết
1.1 Khái niệm
Phương trình ion là một dạng phương trình hóa học đặc biệt, trong đó các chất điện li trong dung dịch nước được biểu diễn dưới dạng ion.
1.2 Cách viết phương trình phân tử và ion rút gọn
Bước 1: Viết phương trình phân tử
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ
- Chất tan và chất điện ly mạnh => Viết dạng ion
- Chất rắn/ Chất khí/ Chất điện li yếu => Viết dưới dạng phân tử
Fe3+ + 3NO3- + 3Na+ + 3OH- → Fe(OH)3 + 2Na+ + 3NO3-
Bước 3: Rút gọn ion có mặt ở cả hai vế
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
Chú ý: cân bằng phương trình theo định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn điện tích (tổng điện tích trước và sau phản ứng bằng nhau).
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
B. Ba2+, Al3+, Cl-, HCO3-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl-.
D. K+, NH4+, OH-, PO43-.
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HNO3→ Ba(NO3)2 + 2H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là
A. OH- + H+ → H2O.
B. 2OH- + 2H+ → 2H2O.
C. OH- + 2H+ → H2O.
D. 2OH- + H+ → H2O.
Câu 3: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4.
B. Fe2(SO4)3 + KI.
C. Fe(NO3)3 + Fe.
D. Fe(NO3)3 + KOH.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
(a) FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 loãng BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ H2S là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH
(2) Ba(HS)2 + KOH
(3) Na2S + HCl
(4) CuSO4 + Na2S
(5) FeS + HCl
(6) NH4HS + NaOH
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (6).
D. (1), (6).
Câu 6: Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là:
A. 50 ml.
B. 100 ml.
C. 150 ml.
D. 200 ml.
Câu 7: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch FeCl2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 0,9.
B. 3,6.
C. 1,8.
D. 0,45.
Câu 8: Cho 1 lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M , NaCl 0,1M , NaBr 0,05M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 3,01 gam.
B. 2,375 gam.
C. 2,875 gam.
D. 3,375 gam.
Câu 9: Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4 loãng. Khối lượng Fe tối đa có khả năng tác dụng với dung dịch X là (biết sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất)
A. 5,6 gam.
B. 4,48 gam.
C. 2,24 gam.
D. 3,36 gam.
Câu 10: Cho 6,8g hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 6,96g hỗn hợp kim loại Z. Khối lượng Fe bị oxi hóa bởi ion Cu2+ là:
A. 1,4g.
B. 4,2g.
C. 2,1g.
D. 2,8g.
Đáp án tham khảo
1D | 2A | 3D | 4A | 5B | 6A | 7A | 8B | 9A | 10A |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Đặc điểm phản ứng xà phòng hóa (2024) chi tiết nhất
Các chuỗi phản ứng thường gặp (2024) hay nhất
Công thức, tính chất, ứng dụng của axit metacrylic (2024) hay, chi tiết nhất
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị (2024) đầy đủ nhất