Giải thích về chứng liệt dạ dày
Tìm hiểu sâu vào vấn đề này, chúng tôi tìm ra được rằng chứng liệt dạ dày, hiểu theo nghĩa đen là “tê liệt dạ dày”, chỉ tình trạng dạ dày gặp khó khăn trong việc chuyển thức ăn xuống ruột non trong quá trình tiêu hóa. Thông thường, quá trình này được hỗ trợ bởi dây thần kinh lang thang, điều này giúp nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ, trước khi trộn với các enzym và axit trong dạ dày để phá vỡ cấu trúc của thức ăn. Nhưng với bệnh liệt dạ dày, dây thần kinh lang thang bị tổn thương, vì vậy thức ăn được tiêu hoá chậm hơn hẳn và quá trình tiêu hóa mất nhiều thời gian hơn bình thường.
Bởi vì thức ăn được hấp thụ chậm hơn và khó đoán trước nên việc định lượng insulin có thể trở nên vô cùng khó khăn. Những người bị chứng liệt dạ dày thường bị hạ đường huyết ngay sau bữa ăn, do thức ăn chưa đến hệ tiêu hóa, và sau đó tăng đường huyết vì thức ăn đã vào máu sau khi insulin hoạt động gần hết. Những người bị chứng liệt dạ dày có thể cần uống insulin sau khi ăn, và insulin cũng có thể cần được tiêm thường xuyên hơn hoặc khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng. Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ nội tiết cũng như bác sĩ tiêu hóa để tìm ra thời điểm tốt nhất dùng insulin.
Với chứng liệt dạ dày, còn xuất hiện thêm một nghịch lý Catch-22, khiến cho bệnh này trở nên khó kiểm soát hơn, cụ thể là: lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh trong dạ dày gây ra chứng liệt như vậy, nhưng sau đó chứng liệt dạ dày lại khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng trở nên khó khăn hơn.
Video Liệt dạ dày có triệu chứng gì?
Các triệu chứng đều gây cho bệnh nhân cảm giác tương đối khó chịu, bao gồm:
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Cảm thấy no chỉ sau một vài miếng ăn nhỏ (và không phải từ Symlin)
- Giảm cân
- Ợ nóng
Điều trị chứng liệt dạ dày
Nếu đang gặp phải những triệu chứng này thì bạn có thể phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Thực tế, có nhiều cách để chẩn đoán bệnh liệt dạ dày, từ các phương pháp chụp ảnh X-quang có uống hoặc ăn thức ăn chứa barium, cho phép chụp X-quang dạ dày, sử dụng các loại phương pháp quét khác nhau để đo hoạt động cơ của dạ dày.
Nếu bạn vẫn đang do dự về việc có nên đến bác sĩ để kiểm tra, hãy ghi nhớ rằng: nếu thức ăn của bạn nằm trong dạ dày quá lâu, sẽ xuất hiện một khối tích tụ gọi là bezoar. Điều này có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng buồn nôn và nôn mửa của bạn và thậm chí có thể phát triển thành tắc nghẽn hoàn toàn giữa dạ dày và ruột non và bạn cần phải nhập viện. Tuy có nhiều phương pháp điều trị Benzoar có thể làm vỡ khối tích tụ này, nhưng đáng tiếc là những người được điều trị thường phải trải qua nhiều tháng ăn kiêng. Vì vậy, hãy tin rằng: nếu nghĩ rằng có thể mình đã mắc chứng liệt dạ dày, bạn sẽ không muốn ngồi một chỗ và chờ đợi sau khi nghe những điều trên đâu!
Khi bạn đã có thể được xác định chẩn đoán cụ thể, bạn nên bắt đầu làm ngay điều gì đó với cái bụng khó chịu của mình. Cũng giống như nhiều biến chứng khác của bệnh tiểu đường, không có thuốc chữa khỏi nhưng vẫn có cách để điều trị. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị chỉ bằng thay đổi chế độ ăn uống. Tập trung vào việc ăn các thực phẩm ít chất béo và chia các bữa ăn nhỏ hơn sẽ giúp dạ dày giảm bớt công việc phải làm và quá trình tiêu hóa được giảm nhẹ hơn.
Tránh thực phẩm chứa chất xơ, cân nhắc sử dụng thuốc
Hãy đồng cảm với bệnh nhân mắc chứng liệt dạ dày
Để tìm hiểu thêm và lắng nghe những câu chuyện từ những bệnh nhân khác đối phó với tình trạng này, hãy xem nhiều tài liệu có sẵn từ Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Chức năng Tiêu hoá (IFFGD) tại trang web mới của họ: AboutGosystemesis.org.
Ở đó, bạn sẽ tìm thấy cả một cộng đồng những người ủng hộ bệnh nhân tập trung vào Sức khỏe Tiêu hóa, những người chia sẻ trí tuệ trực tuyến và vận động hành lang ở Washington để luật pháp tạo điều kiện thuận lợi giống như cách chúng tôi đã làm trong việc vận động cho người mắc bệnh tiểu đường. Hiện tại, họ đang tập hợp để ủng hộ một dự luật của Quốc hội có tên Đạo luật Tăng cường Nghiên cứu Rối loạn Chức năng Tiêu hóa và Vận động (HR 1187) sẽ tài trợ cho nghiên cứu về chức năng đường tiêu hoá, và rối loạn nhu động cũng như các cách để cải thiện chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi yêu thích những hướng dẫn hữu ích của họ dành cho những người ủng hộ “ngôn ngữ của Washington”. Chúc họ thành công!
Xem thêm:
- Những điều bạn cần biết về bệnh liệt dạ dày: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và chế độ chăm sóc
- Chế độ ăn kiêng dành cho người bị bệnh liệt dạ dày
- Những điều cần biết về chứng liệt dạ dày do biến chứng bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn cho người mắc chứng liệt dạ dày
- Chứng liệt dạ dày do biến chứng đái tháo đường: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa