Áp xe vùng kín (áp xe tuyến bartholin): nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tuyến bartholin là hai tuyến có kích cỡ khoảng hạt đỗ nằm ở phía sau của môi lớn, hai bên lối vào âm đạo. Trong một sốt trường hợp, nó có thể bị tắc và nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe vùng kín.

Áp xe tuyến bartholin thường khỏi sau một thời gian điều trị, tuy nhiên, chúng vẫn có nguy cơ tái phát.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là đối tượng bị dễ gặp phải tình trạng này nhất với tỷ lệ mắc là 2%.

Nguyên nhân gây ra áp xe tuyến bartholin

Video: Bệnh viêm tuyến bartholin: Triệu chứng, chẩn đoán, triệu chứng và cách điều trị an toàn và hiệu quả.

Tuyến bartholin có kích thước bằng hạt đậu, nằm ở hai bên lỗ âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra chất nhờn để bôi trơn và giữ ẩm niêm mạc vùng sinh dục.

Trong một số trường hợp, tuyến có thể bị bít tắc và các chất lỏng tích tụ tạo thành u nang. Khi đó, nếu một số vi sinh vật gây bệnh như e.coli, chlamydia hoặc lậu xâm nhập vào, áp xe sẽ hình thành.

Triệu chứng áp xe tuyến bartholin

Người bị áp xe tuyến bartholin có triệu chứng đau khi đi bộ, ngồi xuống hoặc quan hệ tình dục. Nguồn ảnh: Homenaturalcures.comNgười bị áp xe tuyến bartholin có triệu chứng đau khi đi bộ, ngồi xuống hoặc quan hệ tình dục. Nguồn ảnh: Homenaturalcures.com

Một số triệu chứng của áp xe tuyến bartholin là:

  • Khối sưng đỏ dưới da ở một bên âm đạo 
  • Đau khi đi bộ, ngồi xuống hoặc quan hệ tình dục
  • Sốt

Chẩn đoán áp xe tuyến bartholin

Để chẩn đoán áp xe tuyến bartholin, bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Kiểm tra khối sưng âm đạo 
  • Lấy mẫu xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (stds - sexually transmitted diseases)
  • Sinh thiết để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn như ung thư với đối tượng trên 40 tuổi hoặc đã trải qua thời kỳ mãn kinh 

Các phương pháp điều trị áp xe tuyến bartholin tại nhà

Sử dụng bồn tắm ngồi có thể làm giảm đau đớn và khó chịu trong giai đoạn đầu của bệnh. Nguồn ảnh: Chadder.comSử dụng bồn tắm ngồi có thể làm giảm đau đớn và khó chịu trong giai đoạn đầu của bệnh. Nguồn ảnh: Chadder.com

Sử dụng bồn tắm ngồi có thể làm giảm đau đớn và khó chịu trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nó không giúp bạn chữa khỏi áp xe.

Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên ngâm mình ngâm mình trong bồn tắm 3-4 lần, mỗi lần ít nhất 10-15 phút 1 ngày trong nhiều ngày.

Ngoài ra, sử dụng hỗn hợp tinh dầu tràm trà và thầu dầu làm thuốc mỡ hoặc cho vào gạc ấm và đắp gạc lên vùng áp xe có thể thúc đẩy quá trình dẫn lưu mủ. Trong đó, tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn còn thầu dầu được cho là hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu và làm giảm viêm. 

Cách phòng tránh áp xe tuyến bartholin

Sử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ bị áp xe tuyến bartholin. Nguồn ảnh: Theprint.comSử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ bị áp xe tuyến bartholin. Nguồn ảnh: Theprint.comBạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để tránh bị áp xe tuyến bartholin: 

  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Sử dụng bao cao su  
  • Giữ vệ sinh vùng kín thật tốt
  • Uống nhiều nước
  • Không nhịn tiểu
  • Sử dụng các loại quả tăng cường sức khỏe đường tiết niệu như nam việt quất.

Các biến chứng và triệu chứng nguy hiểm của áp xe tuyến bartholin

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, áp xe tuyến bartholin có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm nhiễm các cơ quan lân cận 
  • Nhiễm khuẩn huyết 

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như: 

  • Sốt cao trên 39.5ºc 
  • Áp xe bị vỡ đột ngột
  • Đau dai dẳng, kéo dài

Tiên lượng hồi phục

Nếu bạn có các dấu hiệu bị áp xe tuyến bartholin, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.

Một khi dịch đã được dẫn lưu ra ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu ngay trong 24 giờ sau đó.

Nếu được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến, bạn sẽ cần thời gian hồi phục dài hơn tùy theo độ phức tạp của ca mổ. Hãy đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và không bỏ thuốc để cơ thể lành thương nhanh nhất.

Áp xe tuyến bartholin có thể không để lại hậu quả gì ngoại trừ sẹo nếu được điều trị đúng cách.

Khi nào cần đi khám bác sĩ 

Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị áp xe tuyến bartholin, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Mặc dù một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể làm giảm triệu chứng nhưng chúng khó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Thông thường, áp xe cần được dẫn lưu bằng phẫu thuật. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn.

Trong quá trình phẫu thuật, họ sẽ gây tê (hoặc gây mê) để rạch áp xe và đặt một ống dẫn lưu dịch ra ngoài. Dẫn lưu có thể để trong vài tuần và rút khi vết thương đã lành.

Nếu áp xe tuyến bartholin tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở thông nang. Đây là một thủ thuật tương tự dẫn lưu. Tuy nhiên, thay vì dùng chỉ khâu kín thì họ sẽ khâu tạo hình để vết mổ hở. Dịch thoát ra theo ống dẫn lưu vào túi hoặc đắp gạc và thay hàng ngày. 

Nếu tất cả các phương pháp trên không làm cải thiện tình trạng áp xe, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ tuyến bartholin. Đây là một phẫu phức tạp và cần gây mê trong bệnh viện.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!