Âm đạo: Định nghĩa, giải phẫu, chức năng và các bệnh thường gặp

Trong khi đó, âm đạo là cơ quan giao hợp và là đường để kinh nguyệt và thai nhi từ tử cung ra ngoài. Nó là một ống cơ có 2 đầu được lót bằng các dây thần kinh và một lớp màng nhầy. Một đầu nối tiếp với cổ tử cung và tử cung, đầu còn lại liên tiếp với cửa âm đạo.

Video: Bệnh học cổ tử cung | Giải phẫu bệnh Ctump.

Khi nói về âm đạo, nhiều người sẽ nghĩ nó tương tự như âm hộ - phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Âm hộ bao gồm:

  • Môi âm hộ
  • Tiền đình âm đạo (cửa âm đạo)
  • Âm vật
  • Niệu đạo

Giải phẫu và chức năng

Giải phẫu và chức năng

1. Tiền đình âm đạo

Tiền đình âm đạo, hay còn được gọi là cửa âm đạo hoặc là lỗ mở vào âm đạo, nằm giữa niệu đạo và hậu môn. Đây là lỗ mở để kinh nguyệt thoát ra ngoài, quan hệ tình dục và sinh con. 

2. Thành âm đạo

Thành âm đạo cấu tạo bởi cơ và bao phủ bởi một lớp màng nhầy, tương tự như niêm mạc miệng. Nó bao gồm nhiều lớp mô với các sợi đàn hồi. Bên cạnh đó, bề mặt còn có nhiều nếp gấp, tạo điều kiện cho âm đạo giãn rộng khi quan hệ tình dục và sinh đẻ. 

Các mô ở thành âm đạo thay đổi theo chu kì kinh nguyệt do chịu ảnh hưởng của nồng độ hormon. Lớp ngoài thành âm đạo là nơi lưu giữ glycogen. Trong quá trình rụng trứng, lớp tế bào này bong ra và glycogen bị vi khuẩn phân huỷ. Điều này giúp duy trì độ ph và bảo vệ âm đạo chống lại   nấm và các vi khuẩn gây hại.  

3. Màng trinh  

Màng trinh là một màng mỏng bao quanh tiền đình âm đạo. Nguồn ảnh: Youareawesome.co Màng trinh là một màng mỏng bao quanh tiền đình âm đạo. Trên thực tế, màng trinh có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là hình nửa vầng trăng. Với hình dạng này, kinh nguyệt dễ dàng thoát ra khỏi âm đạo.  

Màng trinh có thể bị rách trong lần đầu giao hợp hoặc khi thực hiện các bài tập cường độ cao.  

Trong một số trường hợp hiếm gặp, hình dạng màng trinh có thể gây khó khăn khi giao hợp, ngăn cản kinh nguyệt thoát ra ngoài. Các trường hợp này có thể cần can thiệp bằng tiểu phẫu: 

  • Màng trinh không lỗ che phủ hoàn toàn cửa âm đạo, cản trở dòng chảy của kinh nguyệt.
  • Màng trinh lỗ siêu nhỏ che phủ gần như hoàn toan âm đạo.
  • Màng trinh có vách ngăn: lỗ màng trinh có một dải mô ngăn cách. 

Các bệnh lý liên quan đến âm đạo

1. Viêm âm đạo

 Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm vi sinh vật xảy ra ở vùng âm đạo. Nguồn ảnh: Completewomencare.com

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm vi sinh vật xảy ra ở vùng âm đạo, gây ra các triệu chứng như : 

  • Ra nhiều khí hư
  • Ngứa
  • Cảm giác nóng rát

Sau đây là các tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo: 

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn(Bacterial vaginosis – BV) xảy ra khi mất cân bằng ph âm đạo (do quá trình thụt rửa), dẫn đến sự quá phát của các lợi khuẩn. Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, nhưng quan hệ tình dục bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này. Triệu chứng có thể gặp phải có thể là khí hư màu trắng hoặc xám. 
  • Nhiễm nấm sinh dục. Đây là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi nấm Candida albicans phát triển quá mức của trong âm đạo. Các triệu chứng có thể xuất hiện như ngứa, sưng và ra nhiều khí hư màu trắng. Nấm sinh dục thường được điều trị bằng các thuốc chống nấm không kê đơn. 
  • Nhiễm trichomonas. Đây là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do một loại ký sinh trùng có tên là Trichomonas vaginalis gây ra. Triệu chứng thường gặp là ra khí hư màu xanh lá hoặc màu vàng, mùi tanh, âm đạo đỏ và đau rát. Bệnh được điều trị bằng cách uống thuốc kháng sinh. 

2. Co thắt âm đạo 

 Co thắt âm đạo là tình trạng cơ thành âm đạo co thắt không tự chủ. Nguồn ảnh: Womensagenda.com.au

Co thắt âm đạo là tình trạng cơ thành âm đạo co thắt không tự chủ. Hiện tượng này thường xảy ra trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, khiến cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn hay thậm chí không thể thực hiện được. 

Nguyên nhân gây ra những cơn co thắt thường không rõ ràng, có thể liên quan đến tình trạng viêm âm đạo, chấn thương tình dục hoặc các yếu tố tình cảm trong quá khứ. 

3. Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra một số triệu chứng trên âm đạo như đau, khí hư hay xuất hiện mụn cóc. Tuy nhiên, một số bệnh không biểu hiện ra bên ngoài và chỉ được phát hiện nhờ vào kiểm tra định kỳ. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp bao gồm:

  • Chlamydia
  • Herpes sinh dục
  • Bệnh lậu
  • Sùi mào gà

4. Teo âm đạo

 Trong thời kì mãn kinh, nồng độ hormon estrogen trong cơ thể giảm xuống khiến cho niêm mạc âm đạo co lại và mỏng đi. Nguồn ảnh: Healtcentral.com

Trong thời kì mãn kinh, nồng độ hormon estrogen trong cơ thể giảm xuống khiến cho niêm mạc âm đạo co lại và mỏng đi. Bên cạnh đó, các tế bào cũng giảm tiết dịch làm thay đổi độ pH mô. Tất cả nguyên nhân trên góp phần gây nên tình trạng teo âm đạo.

Tuy nhiên, việc cho con bú, cắt bỏ buồng trứng hay sử dụng một số loại thuốc có thể làm cho âm đạo teo sớm hơn.

5. Sa âm đạo 

Sa âm đạo là tình trạng âm đạo giãn ra, mở rộng và trượt ra khỏi vị trí giải phẫu vốn có. Tình trạng này thường gặp ở người sinh con tự nhiên, béo phì, táo bón và mãn kinh.  

Người bị sa âm đạo có thể xuất hiện các tình trạng khác đi kèm như giãn mô nâng đỡ tử cung, khiến cho quá trình sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn hơn. 

Một số nguyên nhân khác gây sa âm đạo bao gồm:

  • Sa bàng quang (liên quan đến thành trước của âm đạo)
  • Sa trực tràng (liên quan đến thành sau của âm đạo)
  • Sa ruột non (enterocele, liên quan đến thành trước của thành âm đạo)

Sa âm đạo có thể không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây cảm giác đè nặng lên xương chậu hoặc co kéo các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng thường biến mất khi nằm và nặng hơn lúc đứng, đi vệ sinh, nâng vật nặng hay thậm chí hắt hơi, cười, ho khi đang đi tiểu.

6. Ung thư âm đạo 

Ung thư âm đạo thường rất hiếm gặp. Có nhiều thể bệnh khác nhau, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy bắt nguồn từ niêm mạc âm đạo. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi ung thư lan rộng, nó có thể gây chảy máu bất thường, khí hư hoặc nổi cục ở âm đạo.

Virus HPV là nguyên nhân gây ra 2 ∕ 3 số trường hợp ung thư âm đạo. Bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời.  

Các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến âm đạo

Các triệu chứng có mức độ từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chúng bao gồm:

  • Thay đổi về số lượng, màu sắc hoặc mùi của dịch tiết âm đạo
  • Kích ứng trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Đỏ
  • Ngứa
  • Chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt
  • Chảy máu sau khi mãn kinh
  • Đau khi quan hệ tình dục

Điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên. 

Lời khuyên sức khỏe

 Sử dụng bao cao su giúp tránh lây bệnh truyền qua đường tình dục. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Thực hiện các biện pháp sau có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến âm đạo. 

Chúng bao gồm: 

  • Tránh thụt rửa. Âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Việc thụt rửa có thể làm mất sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn và nấm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
  • Tránh sử dụng xà bông và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ chứa hương liệu. Các thành phần tạo mùi thơm trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng niêm mạc và làm thay đổi pH của âm đạo. Do đó, lựa chọn các sản phẩm không mùi sẽ an toàn hơn với cơ thể. 
  • Dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Việc làm này sẽ giúp tránh những trường hợp lây nhiễm bệnh không đáng có. 
  • Thực hiện các bài tập Kegel. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu và làm giảm nguy cơ sa âm đạo. 
  • Tiêm chủng. Hãy tiêm vắc xin để bảo vệ bạn chống lại những bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục như HPV và viêm gan B. 
  • Khám sức khỏe định kỳ. Cơ quan Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (U.S. Preventive Services Task Force) khuyến cáo phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) ba năm một lần. Trong khi đó, phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi có thể sàng lọc sau mỗi 5 năm nếu họ xét nghiệm HPV kết hợp với Pap smear. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thực chất, dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại.
Xem thêm
Vẫn có khả năng mang thai xảy ra.
Xem thêm
Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh dành cho trẻ em. Sau đó dùng khăn để lau khô hoặc có thể dùng giấy vệ sinh để lau khô nhưng chú ý lau từ trước ra sau để trách vi khuẩn đi vào âm đạo.
Xem thêm
Bài tập thu nhỏ vùng kín: Bài tập tư thế cho cơ sàn chậu (Bài tập Kegel), Squats, Yoga, Tư thế nằm dọc, hai chân thẳng
Xem thêm
Phương pháp xông hơi vùng kín không được khuyến khích sử dụng với bà bầu bởi mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn lợi ích.
Xem thêm
Về cơ bản âm đạo cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp thành âm đạo, Lớp thứ hai gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc ở bên ngoài, Lớp thứ ba có cấu tạo gồm một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết.
Xem thêm
Cách trị mụn vùng kín tại nhà: Dùng nha đam, Dùng nước cốt chanh, Dùng mật ong, Dùng rau mồng tơi,...
Xem thêm
Nên làm sạch lông vùng kín
Xem thêm
Cách làm thơm vùng kín tại nhà: Uống nước, Vệ sinh vùng kín đúng cách, Thực phẩm giúp cô bé thơm tho, Cách làm thơm vùng kín bằng các loại thảo mộc,...
Xem thêm
Dù bệnh lở loét tại bộ phận sinh dục nữ là bệnh gì, thì ngay khi phát hiện các biểu hiện lở loét vùng kín, bạn bắt buộc đến ngay phòng khám chuyên khoa để được đi khám cũng như giải thích kịp thời để tránh các hậu quả nghiêm trọng có khả năng xuất hiện.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Âm đạo (sức khỏe phụ nữ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!