Albumin là gì? Chỉ số và xét nghiệm

Albumin là loại protein phổ biến nhất được tìm thấy trong huyết tương. Nó giúp duy trì lượng máu trong các động mạch và tĩnh mạch, đồng thời giúp vận chuyển các hormone, vitamin và enzym đi khắp cơ thể. Albumin được sản xuất ở gan và nhanh chóng được vận chuyển vào máu.

Nồng độ albumin thấp trong máu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng về gan và thận, ngược lại, tăng albumin máu, có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, tiêu chảy hoặc các bệnh lý khác. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm albumin máu trong chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.

Trong tình trạng cấp cứu, albumin được sử dụng để truyền dịch hồi sức giúp bổ sung dịch cho cơ thể trong các trường hợp chảy máu nghiêm trọng, mất nước hoặc các vấn đề khác.

Albumin trong cơ thể

Các protein là những chất quan trọng nhất và có liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động của cơ thể. Trong số này, albumin đóng một số vai trò quan trọng và thiết yếu trong một số quá trình và hệ thống cơ thể: 

  • Huyết tương: Do kích thước phân tử lớn hơn, albumin có thể hút nước và các phân tử khác, giúp đảm bảo huyết áp thích hợp trong tĩnh mạch.
  • Vận chuyển: Albumin giúp vận chuyển các phân tử và các chất hóa học được tạp ra trong cơ thể, cần thiết cho các tế bào hoặc liên quan đến chức năng của các hệ thống cơ thể.
  • Vận chuyển thuốc: Albumin này cũng giúp vận chuyển một số loại thuốc - được coi là “ngoại sinh” - qua máu. Chúng bao gồm methadone, propranolol, thiopental, furosemide, warfarin, methotrexate và nhiều loại khác.

Mức albumin bất thường

Với nhiều vai trò quan trọng của albumin với cơ thể, mức độ bất thường của protein này không chỉ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác. Trong một số trường hợp hiếm, những người khỏe mạnh cũng có thể có mức albumin bất thường.

Mức albumin bất thường có thể có nghĩa là gì? Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn:

  • Các vấn đề về thận: Suy giảm chức năng thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính dẫn đến nồng độ albumin thấp hơn bình thường. Bệnh thận cũng có thể làm cho albumin tràn vào nước tiểu, được gọi là albumin niệu.
  • Các bệnh về gan: Nồng độ albumin thấp hơn cũng được thấy trong các trường hợp bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan (thường do nhiễm virus) và xơ gan (sẹo mô gan do viêm gan mạn tính hoặc sử dụng rượu quá nhiều), vàng mắt và da.
  • Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm dai dẳng và gây tổn thương đường tiêu hóa, bệnh Crohn dẫn đến khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong những trường hợp này, nồng độ albumin thấp hơn bình thường.  
  • Bệnh Celiac: Suy giảm mức albumin cũng được thấy trong các trường hợp rối loạn tự miễn dịch này, khi đó thực phẩm có gluten, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen, khiến các tế bào bạch cầu tấn công lớp niêm mạc của ruột non.
  • Bệnh tuyến giáp: Một loạt bệnh có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, có thể gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Những vấn đề này dẫn đến lượng albumin thấp hơn.  
  • Bệnh Whipple: Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp này ảnh hưởng đến khớp và hệ tiêu hóa, làm suy giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Trong những trường hợp này, nồng độ albumin sẽ thấp hơn bình thường.
  • Suy dinh dưỡng: Nồng độ albumin trong máu giảm cũng có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng.
  • Mất nước: Cơ thể không đủ nước sẽ khiến nồng độ albumin tăng cao.
  • Phẫu thuật giảm cân: Phẫu thuật giảm cân làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, nồng độ albumin có thể giảm.
  • Chế độ ăn giàu protein: Ở những người có chế độ ăn rất nhiều protein, mức albumin sẽ cao hơn.
  • Thuốc và liệu pháp: Một số loại thuốc, bao gồm insulin, hormone hoặc steroid sẽ làm tăng mức albumin; trong khi những loại khác, chẳng hạn như thuốc tránh thai, sẽ làm giảm chúng. 

Xét nghiệm albumin máu

Xét nghiệm albumin máu thường được khuyến cáo nếu nghi ngờ rối loạn chức năng gan hoặc thận. Nó cũng có thể là một phần của quá trình khám kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Quá trình xét nghiệm

Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay của người bệnh. Nó thường an toàn, thường chỉ gây đau nhói khi kim đâm vào da. Ngoài việc có thể gây ra vết bầm tại vị trí lấy máu thì xét nghiệm này không có bất kỳ rủi ro nào nếu tuân thủ quy trình lấy máu. 

Diễn giải kết quả

Nồng độ albumin trong giới hạn bình thường được xác định là từ 3,4 đến 5,4 gam trên mỗi decilit (g / dL). Nếu kết quả của bạn nằm ngoài phạm vi này, bác sĩ sẽ giải thích rằng bạn có thể có các vấn đề về gan, thận hoặc tiêu hóa khác.

Hãy nhớ rằng điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn có vấn đề về sức khỏe; như đã lưu ý, dùng một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ này. Sau khi có kết quả bất thường — và cùng với dữ liệu từ các xét nghiệm khác — bác sĩ sẽ có thể xem xét các bước tiếp theo trong chẩn đoán hoặc điều trị.

Bác sĩ có thể bổ sung xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh nếu nghi ngờ có vấn đề về thận, ruột hoặc gan, phân tích chế độ ăn uống và dinh dưỡng, và nếu cần, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Khi nhận được kết quả xét nghiệm albumin máu, đừng ngần ngại yêu cầu bác sĩ giải thích ý nghĩa của chúng.  

Truyền dịch hồi sức

Một công dụng chính khác của albumin là truyền dịch hồi sức, một thủ thuật thay thế máu hoặc các chất lỏng khác của cơ thể trong các tình huống khẩn cấp. Trong quy trình này, lượng dung dịch albumin được điều chỉnh sẽ được đưa trực tiếp vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch.

Mặc dù có một số tranh luận về hiệu quả lâm sàng của phương pháp này so với các phương pháp khác, nhưng khả năng cải thiện áp lực bên trong tĩnh mạch của albumin - cũng như thời gian bán hủy ngắn hơn của nó - khiến nó trở thành một lựa chọn đáng xem xét.

Dưới đây là những tình trạng cấp cứu được thực hiện với truyền dịch hồi sức:

  • Sốc giảm thể tích: truyền dịch hồi sức thường được sử dụng nhất trong trường hợp sốc giảm thể tích, đó là khi cơ thể mất từ 20% thể tích máu trở lên. 
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là tình trạng viêm nhiễm toàn hệ thống do phản ứng miễn dịch gây ra. Nó dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm sốt, khó thở, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh và lú lẫn. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể gây hại cho nhiều hệ cơ quan. 
  • Ghép gan: Truyền dịch hồi sức bằng albumin thường cũng cần thiết trong quá trình ghép gan.
  • Các vấn đề về gan: Nếu bệnh nhân có các vấn đề về gan, chẳng hạn như xơ gan hoặc viêm gan, và cần hồi sức bằng truyền dịch, dung dịch albumin được coi là một lựa chọn tốt.

Tổng kết

Albumin là một phần quan trọng của cơ thể. Nó vừa đóng vai trò là trong theo dõi sức khỏe, vừa là một phương tiện điều trị. Khi bạn thấy kết quả xét nghiệm albumin trong hồ sơ bệnh án của mình, hãy hỏi nbác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tầm quan trọng của nó.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!