8 điều cần biết về vi khuẩn E. Coli và cách điều trị, phòng ngừa nhiễm khuẩn

E. coli thường sống trong ruột con người, hầu hết các chủng vô hại. Một số chủng gây tiêu chảy/ tiêu chảy ra máu, nôn mửa, đau dạ dày và chuột rút. Một số chủng khác có thể gây suy thận nếu không được điều trị đúng cách. Ăn thực phẩm nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn E. coli. Hầu hết bệnh nhân phục hồi trong vòng một tuần mà không cần điều trị thuốc.

Video: Chọn thịt gia súc, gia cầm đúng cách, tránh nhiễm

Tổng quát về vi khuẩn E. Coli

Vi khuẩn E. coli là gì?

Escherichia coli (E. coli) là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột của cả người khỏe mạnh và động vật. Trong hầu hết các trường hợp, vi khuẩn này vô hại, nó giúp tiêu hóa thức ăn cơ thể ăn vào. Tuy nhiên, một số chủng E. coli có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút và sốt nhẹ. Một số bệnh nhiễm trùng E. coli có thể biến chứng nguy hiểm.

E. coli trông như thế nào?

E. coli là một loại vi khuẩn hình que thuộc họ Enterobacteriaceae, sống trong môi trường có hoặc không có không khí. Những vi khuẩn này sống trong ruột của người khỏe mạnh và động vật đẳng nhiệt.

Có bao nhiêu chủng vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy?

Sáu chủng E.coli khác nhau được biết là nguyên nhân gây tiêu chảy. Các chủng này là:

  • E. coli sinh độc tố Shiga: Đây là chủng phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm. Chủng này còn được gọi là E. coli xuất huyết ruột và E. Coli sinh độc tế bào Vero.
  • E. coli sinh độc tố ở ruột: Chủng này thường được biết đến như một nguyên nhân gây tiêu chảy cho khách du lịch.
  • E. coli tổng hợp ở ruột.
  • E. coli xâm nhập ruột.
  • E. coli gây bệnh ở ruột.
  • E.coli bám dính.

Vi khuẩn E. coli gây bệnh như thế nào?

Các chủng E. coli thường gây bệnh bằng cách sản sinh ra một loại độc tố có tên là Shiga. Chất độc này làm phá hủy niêm mạc ruột non và gây tiêu chảy. Các chủng E. coli này còn được gọi là E. coli sinh độc tố Shiga, có nhiều ở Bắc Mỹ và thường được gọi là E. coli O157: H7

Còn lại được gọi chung là vi khuẩn E. coli sinh độc tố Shiga không thuộc O157. Các chủng này gây bệnh tương tự như chủng O157 nhưng ít có khả năng gây biến chứng nặng.

Ai có thể bị nhiễm E. coli?

Bất kỳ ai tiếp xúc với chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh đều có thể bị nhiễm khuẩn. Những người có nguy cơ cao nhất là:

  • Trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ).
  • Người già.
  • Những người có suy giảm miễn dịch (ví dụ, bệnh nhân ung thư, tiểu đường, HIV và phụ nữ đang mang thai).
  • Du khách đến các quốc gia tỉ lệ nhiễm khuẩn cao.

Dịch tễ của nhiễm khuẩn E. coli

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì, khoảng 265.000 ca nhiễm E. coli sinh độc tố Shiga xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm, chủng O157 gây ra khoảng 36% các trường hợp. Số ca nhiễm trùng thực tế được cho là còn cao hơn vì nhiều người không đi khám bác sĩ hoặc xét nghiệm phân và nhiều phòng thí nghiệm cũng không xét nghiệm các chủng không thuộc O157.

Triệu chứng và nguyên nhân vi khuẩn E. Coli

Nguồn: Thecanadian.comĐau quặn bụng là triệu chứng của nhiễm trùng E.coli.Nguồn: Thecanadian.com   Các triệu chứng của nhiễm trùng E. coli là gì?

Những người bị nhiễm khuẩn E. coli chủng sinh độc tố Shiga có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau quặn bụng, đau bụng cơn.
  • Tiêu chảy từ phân lỏng đến có máu.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn hoặc buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Sốt nhẹ < 38,5°C (không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng này).

Các triệu chứng nhiễm khuẩn E. coli phát triển trong bao lâu?

Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng trong vòng 3-5 ngày sau khi  ăn, uống thực phẩm bị nhiễm chủng vi khuẩn E. coli sinh độc Shiga. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sớm nhất là một ngày sau khi phơi nhiễm cho đến khoảng 10 ngày sau đó.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn E.coli kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng có thể kéo dài từ 5- 7 ngày.

Ngoài tiêu chảy, có những bệnh nghiêm trọng nào do chủng vi khuẩn E.coli sinh độc Shiga gây ra không?

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E.coli đều nhẹ và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các triệu chứng sẽ tự hết sau khi nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, một số chủng có thể gây ra các triệu chứng nặng và thậm chí đe dọa tính mạng, chẳng hạn như hội chứng tan máu ure máu cao, có thể dẫn đến suy thận và tử vong.

Hội chứng tan máu ure máu cao là gì?

Một số bệnh nhân trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm chủng E.coli sinh độc Shiga O157: H7 có thể tiến triển thành hội chứng tan máu ure máu cao. Khi đó, các chất độc trong ruột tạo ra từ O157 đi vào máu, phá hủy các tế bào hồng cầu và tấn công thận. Hội chứng này gặp ở khoảng 5%- 10% bệnh nhân bị nhiễm O157.

Các triệu chứng ban đầu của hội chứng tan máu ure máu cao :

  • Tiêu chảy (thường có máu) 
  • Sốt
  • Đau bụng
  • Nôn mửa

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thấy xuất hiện như:

Nếu bạn bị tiêu chảy nặng (kéo dài hơn ba ngày hoặc cơ thể bị mất nước), tiêu chảy ra máu, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hội chứng tan máu ure máu cao thường xuất hiện trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch, huyết tương tươi và/ hoặc trao đổi huyết tương.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn E. coli?

Nguồn: Medincia.comNước hoặc đồ ăn bị ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn E.coli.Nguồn: Medincia.com Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E.coli khi ăn (uống) thực phẩm có chứa một số chủng Ecoli gây bệnh nhất định. Vi khuẩn di chuyển xuống đường tiêu hóa, giải phóng một loại độc tố phá hủy Shiga, làm hỏng lớp niêm mạc ruột non. Sau đó nhiễm khuẩn tiến triển gây ra các triệu chứng.

Tại sao bị nhiễm khuẩn E. coli?

Tiếp xúc và nuốt phải vi khuẩn E. coli khi ăn thực phẩm (uống nước) bị ô nhiễm hoặc chạm tay bẩn chứa E.coli vào miệng.

Thực phẩm ô nhiễm

  • Thịt: Thịt bị nhiễm vi khuẩn E. coli trong quá trình giết mổ, khi vi khuẩn E. coli trong ruột động vật dính vào các vết cắt và đặc biệt là khi giết mổ nhiều động vật một lúc. Nếu bạn ăn thịt chưa nấu chín (E. coli bị tiêu diệt khi thịt được nấu chín kỹ), bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn E. coli.
  • Sữa chưa tiệt trùng (sữa tươi): E. coli trên bầu vú của bò hoặc thiết bị vắt sữa có thể xâm nhập vào sữa. Uống sữa tươi bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn E.coli vì sữa chưa được đun nóng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Rượu táo và các loại nước trái cây chưa tiệt trùng khác.
  • Phô mai mềm làm từ sữa tươi.
  • Trái cây và rau: Các loại nông sản gần các trang trại chăn nuôi có thể bị ô nhiễm khi phân động vật chứa E. coli kết hợp với nước mưa ngấm vào các cánh đồng và đất trồng trọt. Nếu không rửa kỹ, E. coli sẽ xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta ăn những thực phẩm này.

Nước ô nhiễm

Nước bị ô nhiễm. Nguồn westfairwater.comNước bị ô nhiễm. Nguồn westfairwater.com

  • Vi khuẩn E. coli trong phân động vật và con người có thể tồn tại ở tất cả nguồn nước ao, hồ, suối, sông, giếng, bể bơi  và thậm chí trong hệ thống nước chưa được khử trùng của thành phố. Con người có thể bị nhiễm khuẩn nếu uống phải nước bị ô nhiễm.

Bàn tay bị ô nhiễm

  • Chúng ta có thể nuốt phải E. coli khi vi khuẩn này truyền trực tiếp từ tay vào miệng hoặc vào thức ăn đang ăn. E. coli bám vào tay khi chúng ta chạm vào phân (một lượng vô hình trên tay mà mắt thường không nhìn được). Hoặc phân dính trên tay sau khi thay tã cho con, sau khi đi vệ sinh và không rửa sạch tay, vuốt ve động vật ở vườn thú hoặc trang trại (nhiều động vật lăn vào hoặc nhiễm E.coli từ phân trên lông của chúng) hoặc từ phân trên tay của người khác.

E. coli có lây không?


Khi nghe từ “dễ lây”, bạn có thể nghĩ các bệnh truyền nhiễm hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm khuẩn E. coli không phải là một bệnh lây truyền qua không khí. Vi khuẩn thường lây lan khi ăn thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm có chứa các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh. (Hãy nhớ rằng không phải tất cả các chủng E. coli đều có hại.)

Tuy nhiên, E. coli có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng đường miệng-phân. Có nghĩa là các chủng vi khuẩn E. coli có hại sẽ lây lan khi con người không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào phân (sau khi thay tã cho em bé hoặc người già không vận động được, hoặc chăm sóc động vật ở vườn thú, trang trại). Sau đó, dính một lượng vi khuẩn E.coli vô hình trên tay và nuốt phải khi vi khuẩn được chuyển từ tay đến miệng khi ăn hoặc mút ngón tay. E.coli cũng lây từ người sang người theo cách này trong nhà trẻ và viện dưỡng lão.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Nhiễm khuẩn E.coli được chẩn đoán như thế nào?

Nhiễm khuẩn E.coli sinh độc Shiga được chẩn đoán bằng cách gửi một mẫu phân bệnh nhân đến phòng xét nghiệm. Nhiều phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm cả nhiễm trùng có phải do vi khuẩn O157 hay không.

Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm phân

Ống xét nghiệm mẫu phân. Nguồn iStock.comỐng xét nghiệm mẫu phân. Nguồn iStock.com

Khi đến khám tại phòng khám, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân tìm vi khuẩn. Hoặc bạn có thể lấy mẫu phân từ nhà vào lọ vô khuẩn và đem gửi mẫu theo dịch vụ. Một số hướng dẫn chung để lấy mẫu phân tại nhà bao gồm:

  • Đầu tiên, rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • Hãy đi tiểu trước khi chuẩn bị lấy mẫu phân nếu có thể. Không nên có nước tiểu trong mẫu phân. 
  • Để thu mẫu phân tiêu chảy, hãy dán một túi nhựa vào bệ ngồi vệ sinh. Bạn chỉ cần thu thập một lượng nhỏ - khoảng vài thìa.
  • Đặt túi nhựa vào một hộp nhựa sạch (đã rửa sạch và làm khô) và đậy kín nắp.
  • Rửa sách tay với xà phòng.
  • Viết tên và ngày tháng bệnh nhân trên hộp đựng, đặt trong túi khác, rửa tay lại và gửi cho bác sĩ vào cùng ngày lấy mẫu. Nếu không thể giao mẫu ngay lập tức, có thể bảo quản mẫu trong tủ lạnh trong tối đa 24 giờ.
  • Không lấy mẫu từ bồn cầu. Không trộn vào giấy vệ sinh, xà phòng hoặc nước.

Khi nào tôi sẽ nhận lại kết quả mẫu phân?

Hầu hết các phòng xét nghiệm báo lại kết quả trong vòng 2-4 ngày. Bác sĩ sẽ gọi để thông báo ngay khi có kết quả hoặc bạn có thể được thông báo kết quả  dưới dạng thư điện tử nếu bạn đã có hồ sơ y tế trực tuyến.

Kiểm soát và điều trị

Nhiễm khuẩn E.coli được điều trị như thế nào?

May mắn thay, hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E.coli đều tự khỏi. Bệnh nhân có thể tự kiểm soát nhiễm khuẩn E.coli bằng cách uống nhiều nước để bù cho lượng nước đã mất do nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho trường hợp  nhiễm O157 vì có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc hội chứng tan máu ure máu cao. Ngoài ra, không dùng bất kỳ loại thuốc cấm ỉa nào (chẳng hạn như bismuth subsalicylate [Pepto-Bismol®, Kaopectate®] hoặc loperamide [Imodium®]), vì nó có thể giữ vi khuẩn E. coli trong cơ thể và làm tăng khả năng mắc hội chứng tan máu ure máu cao. Bạn sẽ dần hồi phục trong khoảng 5 đến 7 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Khi nào bệnh nhân nhiễm khuẩn E.ecoli nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng:

  • Bị tiêu chảy hơn ba ngày và:
  • Mất nước.
  • Có máu trong phân.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Nôn nhiều.
  • Sốt cao hơn 38,9°C.
  • Không buồn tiểu.
  • Da xanh niêm mạch nhợt.

Dự phòng

Điều quan trọng nhất cần làm để bảo vệ khỏi nhiễm khuẩn E.coli là rửa tay thường xuyên. Luôn rửa tay kỹ trước và sau khi nấu ăn, chế biến thịt hoặc gia cầm sống.

Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc sau khi tiếp xúc với động vật.

Nếu bạn đã bị nhiễm khuẩn E.coli, hãy chà sạch tay bằng xà phòng và làm sạch móng tay nơi vi khuẩn có thể lưu trú. Lau khô tay bằng khăn giấy thay vì khăn vải để tránh truyền vi khuẩn.

Bạn cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli bằng cách làm theo các mẹo chế biến và nấu nướng thực phẩm sau:

Khi rã đông thịt:

  • Không rã đông thịt đông lạnh chưa được bọc trên quầy.
  • Để thịt đông lạnh trong một túi nilon riêng khi rã đông.

Khi chế biến thức ăn:

  • Không rửa thịt trước khi nấu. Nó không cần thiết. Rửa thịt có thể lây lan vi khuẩn sang các bề mặt, đồ dùng và thực phẩm khác gần đó.
  • Dùng thớt bằng nhựa hoặc sứ để cắt thịt sống. Những vật liệu này có thể được làm sạch dễ dàng và kỹ lưỡng hơn so với thớt gỗ.
  • Không làm ”ô nhiễm chéo” bề mặt sơ chế. Nếu có thịt hoặc gà sống trên thớt, hãy rửa kỹ bằng xà phòng và nước nóng trước khi đặt một loại thực phẩm khác (chẳng hạn như rau sống) lên đó. Tốt nhất là sử dụng các loại thớt khác nhau cho các loại thực phẩm khác nhau.
  • Rửa sạch tất cả trái cây và rau sống dưới vòi nước lạnh trước khi ăn. Có thể dùng chất rửa thực phẩm nhưng tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng.

Khi nấu và phục vụ thịt:

  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thịt (thịt chưa nấu chín là một nguồn ô nhiễm E. coli). Thực phẩm nấu chín kỹ sẽ giết chết vi khuẩn.
  • Sử dụng nhiệt kế thực phẩm khi nấu thịt. Nấu ở nhiệt độ an toàn do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị.
  • Không đặt bánh hamburger đã nấu chín trên đĩa có thịt bò sống hoặc bất kỳ loại thịt sống nào khác trên đó.
  • Bảo quản ngăn lạnh đối với thừa ăn thừa.

Tổng kết và tiên lượng

Tiên lượng

Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các chủng vi khuẩn E. coli đều vô hại. Chúng sống tự nhiên trong đường ruột và giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể ăn hoặc uống thực phẩm có chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh. Nhiễm khuẩn E.coli nhẹ sẽ gây tiêu chảy một thời gian ngắn. Các chủng khác như E. coli sinh độc tố Shiga, gây phân có máu, nôn mửa, đau bụng và đau quặn bụng. Nếu cơ thể vẫn khỏe mạnh, bạn sẽ khỏi bệnh trong khoảng một tuần mà không cần điều trị gì.

Mặc dù hội chứng tan máu ure máu cao là một biến chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm và chỉ xảy ra ở khoảng 5% đến 10% bệnh nhân. Nếu được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân tan máu ure máu cao vẫn có thể khỏi bệnh

Thời gian tồn tại vi khuẩn E.coli

Vi khuẩn E. coli tồn tại bên ngoài cơ thể bao lâu?

E. coli có thể tồn tại bên ngoài cơ thể từ hàng giờ đến hàng tháng. Nó có thể sống trong đất khoảng 130 ngày, trong nước sông 27 ngày và bùn gia súc trong 10 ngày. Trên inox, E. coli được chứng minh là tồn tại hơn 60 ngày. Nó tồn tại ít nhất 12 giờ trên thớt gỗ.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vi khuẩn E.coli tồn tại bên ngoài cơ thể như nhiệt độ, độ ẩm, các chất dinh dưỡng, độ pH và bức xạ mặt trời.

E. coli gây nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?

Đôi khi vi khuẩn E. coli từ đường tiêu hóa xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ vì hậu môn (nơi  thải phân ra ngoài cơ thể) nằm gần niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể). Vi khuẩn E.coli có thể đi từ niệu đạo đến bàng quang và thậm chí lên niệu quản và thận. Khi đi vệ sinh, phụ nữ thường được khuyến nghị  “lau từ trước ra sau”. Điều này giúp hạn chế vô tình lây lan vi khuẩn E.coli từ hậu môn sang niệu đạo.

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất do E. coli gây ra là viêm bàng quang, viêm niệu đạo và nhiễm trùng thận.

Chế độ dinh dưỡng sau khi bị nhiễm khuẩn E. coli 

Uống nhiều nước, chẳng hạn như nước ninh xương, nước ngọt không màu và nước lọc. Hãy ăn những thực phẩm nhạt, ít chất xơ như bánh mì nướng, cơm, bánh quy giòn và nước sốt táo. Tránh xa thực phẩm giàu chất xơ, chất béo và các sản phẩm từ sữa.

Khi nào tôi có thể trở lại cơ quan làm việc hoặc trường học nếu bị nhiễm vi khuẩn E. coli?

Hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, nếu nhiễm trùng của bạn do một đợt bùng phát bệnh tại địa phương, sở y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể về thời điểm có thể quay lại làm việc.

Lời khuyên từ chuyên gia

Cách tốt và dễ dàng nhất để phòng tránh nhiễm khuẩn E. coli là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa tay trước và sau khi xử lý thực phẩm (bao gồm sơ chế, nấu và phục vụ thực phẩm), sau khi đi vệ sinh, chạm vào động vật (đặc biệt là động vật ở trang trại hoặc vườn thú), sau khi thay tã và sau khi bắt tay hoặc bị người khác chạm vào (bạn không thể biết bàn tay của họ đã chạm vào những gì). Rửa tay không chỉ ngăn ngừa nhiễm khuẩn E.coli mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người khác nữa. Hãy biến việc rửa tay thường xuyên trở thành một thói quen mới của bản thân.

Hãy nhớ rằng hầu hết các chủng E. coli đều vô hại. Ngay cả khi bạn mắc phải chủng O157, các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 5 đến 7 ngày. Uống nhiều nước để bù nước đã mất và nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bị tiêu chảy (đặc biệt là tiêu chảy ra máu) từ hơn ba ngày trở lên, mất nước, nôn mửa liên tục và bị sốt. Những triệu chứng này có thể báo hiệu bệnh đang tiến triển các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến suy thận.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

E. Coli là tên của một loại vi khuẩn gram âm sống trong đường tiêu hóa của người và động vật. Vi khuẩn E. Coli có một số vai trò nhất định trong cơ thể người.
Xem thêm
Tiêu chảy hay (nhiễm độc thức ăn): Đây là bệnh lý thường gặp nhất khi nhiễm E.coli.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: E coil
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!