Bài tập về hoá hợp
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Khái niệm
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
2. Đặc điểm phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp có thể có sự thay đổi số oxi hóa hoặc không thay đổi số oxi hóa tùy vào bản chất chất tham gia.
3. Phân loại phản ứng hóa hợp
a. Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa
- Đơn chất + Đơn chất → Hợp chất
Kim loại điển hình + Phi kim điển hình → Hợp chất ion
4Al + 3O2→ 2Al2O3
- Phi kim + Phi kim → Hợp chất cộng hóa trị
S + O2 → SO2
- Đơn chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
H2 + C2H4 → C2H6
- Hợp chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
C2H4 + H2O → C2H5OH
b. Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa
- Oxit bazơ + Oxit axit → Muối
CaO + CO2→ CaCO3
- Oxit bazơ + Nước → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
- Oxit axit + Nước → Axit
SO3 + H2O → H2SO4
- Oxit axit + Bazơ → Muối axit
SO2 + KOH → KHSO3
- Amoniac + Axit → Muối amoni
NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
4. Phương pháp giải
+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.
+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.
+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.
Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.
II. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ đều là phản ứng oxi hóa – khử.
B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
C. Các phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hóa khử.
Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.
Ví dụ 2. Câu nào sau đây sai khi nói về phản ứng hóa học
A. Trong phàn ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
B. Sự thay đổi liên kết giữa nguyên tử chỉ liên quan đến electron.
C. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến nơtron.
D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên sau phản ứng.
C. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến nơtron sai vì Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử chỉ liên quan đến electron
Ví dụ 3. Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là
A. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh.
B. Đun nóng bột sắt , sau đó đun nóng bột lưu huỳnh.
C. Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
D. Bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp
A. Zn + H2SO4 loãng→ ZnSO4+ H2↑
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaCO3 CaO + CO2↑
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Câu 2. Cho phản ứng: C + O2 CO2. Phản ứng trên là:
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng toả nhiệt
C. Phản ứng cháy.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Chất mới CO2 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là C và O2 => đây là phản ứng hóa hợp. C phản ứng cháy với O2 tỏa nhiều nhiệt.
Câu 3. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học
A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu
C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu
D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
B. 2Mg + O22MgO
C. 2KClO3 2KCl + 3O2
D. Na + H2O → 2NaOH + H2
B. 2Mg + O22MgO
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp
A. CuO + H2→ Cu + H2O
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
D. CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 6. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3
Câu 7. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là chất không phản ứng được với nhau
A. AlCl3 và Na2CO3loại vì
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2+ 6NaCl
B. HNO3 và NaHCO3 loại vì
Ba(NO3)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + 2NaNO3 + CO2 + H2O
C. NaAlO2 và KOH đúng vì
Không phản ứng
D. NaCl và AgNO3 loại vì
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 8. Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp
A. Cu + H2SO4→ CuSO4 + H2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaCO3 → CaO +CO2
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 9. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
B. Lò luyện gang dung không khí giàu oxi
C. Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2 là phản ứng hóa hợp
D. Đèn xì oxi- axetilen là một trong những ứng dụng của oxi
Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2là phản ứng hóa hợp => là phản ứng thế
Câu 10. Đâu không là phản ứng hóa hợp
A. 2Cu + O2 2CuO
B. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
C. Mg + S → MgS
D. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng D có 2 chất sản phẩm nên không phải phản ứng hóa hợp.
Xem thêm các dạng bài tập Hoá học khác:
50 Bài tập Tốc độ phản ứng hóa học (2024) hay nhất
30 Bài tập về phương trình hoá học (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về phản ứng hóa học (2024) có đáp án chi tiết nhất