30 Bài tập về phương trình hoá học (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng Bài tập về phương trình hoá học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về phương trình hoá học

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Định nghĩa

Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:

    Khí hiđro + khí oxi → nước

- Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

    H2 + O2 ---> H2O

 - Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 ---> H2O thì

+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

- Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:

+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

- Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O

+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau

Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: 

2. Phương pháp giải

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Chú ý:

- Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai)

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe (đúng), không viết là 2Al, 3Fe

- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit (P2O5)

Hướng dẫn:

Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 ---> P2O5

Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:

P + O2 ---> 2P2O 

Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp

Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

3. Ý nghĩa phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: Trong phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5

Tỉ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng sau:         

BaCO3 +HCl → BaCl+ H2O + CO2 Chọn nhận định đúng, sau khi lập phương trình hóa học

A. Tỉ lệ phân tử BaCO3 : HCl =  2: 1

B. Tỉ lệ phân tử BaCO3 : HCl =  1: 2

C. Hệ số cân bằng của Na2CO, BaCl2,  BaCO3, NaCl  lần lượt là 1, 1, 1, 2

D. Tỉ lệ phân tử BaCO3 : HCl =  3: 1

Lời giải

PTHH: BaCO3 +2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Đáp án cần chọn là: B

Ví dụ 2: Biết rằng kim loại Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro (H2) và chất magie sunfat MgSO4. Chọn nhận định đúng

A. Phương trình phản ứng sau cân bằng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

B. 1 nguyên tử Mg phản ứng với 2 phân tử H2SO­4

C. Số phân tử Mg phản ứng bằng số phân tử H2 phản ứng

D. Hệ số phản ứng sau khi cân bằng của Mg, H2SO4, MgSO4, H2 lần lượt là 3; 2; 1; 1

Lời giải

Sơ đồ phản ứng: Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2

Nhận thấy số nguyên tử mỗi nguyên tố 2 bên đều bằng nhau

=> PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

=> A đúng

B sai vì 1 nguyên tử Mg phản ứng với 1 phân tử H2SO­4

C sai vì phân tử H2 là sản phẩm, không phải chất phản ứng

D sai vì hệ số phản ứng sau khi cân bằng là 1; 1; 1; 1

Đáp án cần chọn là: A

Ví dụ 3: Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là phản ứng xảy ra với oxi O2, sinh ra CO2 và nước. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết phát biểu nào sau đây sai

A. số phân tử oxi : số phân tử etilen = 3: 1

B. số phân tử etilen: số phân tử cacbon đioxit = 1: 2

C. hệ số cân bằng của C2H, O2,  CO2, H2O lần lượt là 1, 3, 2, 2

D. số phân tử etilen: số nguyên tử oxi = 1: 3

Lời giải

Phương trình hóa học:

C2H+ 3O2 → 2CO2 + 2H2O

Đáp án cần chọn là: D

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

A. hiện tượng hóa học

B. hiện tượng vật lí

C. ngắn gọn phản ứng hóa học

D. sơ đồ phản ứng hóa học

Lời giải

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Sơ đồ phản ứng gồm

A. Các chất sản phẩm

B. Các chất phản ứng

C. Các chất phản ứng và một sản phẩm

D. Các chất phản ứng và các sản phẩm

Lời giải

Sơ đồ phản ứng gồm các chất phản ứng và các sản phẩm được viết dưới dạng công thức hóa học

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:

1) Viết PTHH 

2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH 

3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm 

4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm

A. 1, 3, 4. 

B. 4, 3, 2. 

C. 4, 2, 1.                    

D. 1, 2, 4.

Lời giải

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

=> Thứ tự đúng là: 4, 2, 1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: PTHH cho biết:

A. Tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng

B. Tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử từng cặp chất tham gia

C. Tỉ lệ số về nguyên tử giữa các chất trong phản ứng

D. Tỉ lệ số về số phân tử giữa các chất trong phản ứng

Lời giải

Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng: Na + O2 ---> Na2O?

A. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2

B. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 1 : 1 : 1

C. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2 : 1 : 2

D. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2 : 1 : 1

Lời giải

Sơ đồ phản ứng: Na + O2 ---> Na2O

- Nhận thấy bên phải lẻ O, bên trái chẵn O => thêm hệ số 2 trước Na2O: Na + O2 ---> 2Na2O

=> O 2 bên đã bằng nhau

- Bên trái có 1 Na, bên phải có 4 Na => thêm 4 vào trước Na

=> PTHH: 4Na + O2 → 2Na2O

=> số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6Biết rằng nhôm Al tác dụng với khí  oxi tạo ra chất Al2O3. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử  Al lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

A. Tỉ lệ: nguyên tử  Al: phân tử O2: phân tử Al2O = 4 : 5 : 2.

B. Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.

C. Tỉ lệ: nguyên tử  Al: phân tử O2: phân tử Al2O = 4 : 3 : 1

D. Tỉ lệ: nguyên tử  Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4 : 2 : 2.

Lời giải

PTHH:   4Al+ 3O2Bài tập về Phương trình hóa học lớp 8 có lời giải2Al2O3

 Tỉ lệ: nguyên tử Al: phân tử O2: phân tử Al2O3 = 4: 3: 2.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7Cho PTHH: 2Cu + O2  → 2CuO. 

Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là:

A. 1:2:1                                  

B.  2:1:2                                  

C.2:1:1                                   

D. 2:2:1

Lời giải

Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là: 2:1:2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Cho PƯHH : Fe + O→ Fe3O4. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng lần lượt là:

A.  1: 2: 1                                 

B.  3: 2 : 1                               

C.  3: 4 : 1                                

D. 1: 4: 1

Lời giải

PTHH: 3Fe +2 O2 → Fe3O4. Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng lần lượt là: 3: 2 : 1

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: 

Na2CO3 + CaCl2 ---> CaCO3 + NaCl

A. Tỉ lệ phân tử Na2CO3 : CaCl2 = 2 : 1

B. Tỉ lệ phân tử Na2CO3 : CaCO3 = 1 : 2

C. Tỉ lệ phân tử Na2CO3 : NaCl = 1 : 2

D. Tỉ lệ phân tử CaCO3 : CaCl2 = 3 : 1

Lời giải

Sơ đồ phản ứng: Na2CO3 + CaCl2 ---> CaCO3 + NaCl

Nhận thấy bên trái có 2 nguyên tử Na và 2 nguyên tử Cl, bên phải có 1 Na và 1Cl => thêm 2 trước NaCl

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

=> tỉ lệ phân tử Na2CO3 : CaCl2 = 1 : 1 => A sai

Tỉ lệ phân tử Na2CO3 : CaCO3 = 1 : 1 => B sai

Tỉ lệ phân tử Na2CO3 : NaCl = 1 : 2 => C đúng

Tỉ lệ phân tử CaCO3 : CaCl2 = 1 : 1 => D sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí  oxi tạo ra hợp chất P2O5. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử  P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.

A. Tỉ lệ: nguyên tử  P: phân tử O2: phân tử P2O = 3: 5: 2.

B. Tỉ lệ: nguyên tử  P: phân tử O2: phân tử P2O = 4: 1: 2.

C. Tỉ lệ: nguyên tử  P: phân tử O2: phân tử P2O = 4: 5: 2.

D. Tỉ lệ: nguyên tử  P: phân tử O2: phân tử P2O = 4: 2: 2.

Lời giải

Phương trình hóa học của phản ứng:

4P + 5O2 →2P2O5

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học khác:

30 Bài tập cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập tính theo phương trình hóa học (2024) có đáp án

30 Bài tập cân bằng phương trình hóa học (2024) chi tiết, có đáp án

30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Các oxit của cacbon (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!