Bài tập về oxit
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Định nghĩa
- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxit Fe3O4, lưu huỳnh đioxit SO2,…
2. Công thức
* Công thức chung: với n là hóa trị của M
- Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y
3. Phân loại
a. Oxit axit:
- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4
b. Oxit bazo
- Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
- VD: K2O, CuO, MgO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Mg(OH)2.
4. Cách gọi tên
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
Ví dụ: FeO : Sắt (II) oxit.
Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
CuO : Đồng (II) oxit.
MgO : Magie oxit.
Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1.
- Đi : nghĩa là 2.
- Tri : nghĩa là 3.
- Tetra : nghĩa là 4.
- Penta : nghĩa là 5.
Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit.
CO2 : Cacbon đioxit.
N2O3 : Đinitơ trioxit.
N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
5. Phương pháp giải
+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.
+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.
+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.
Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.
II. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Axit tương ứng của CO2
A. H2SO4
B. H3PO4
C. H2CO3
D. HCl
Đáp án: C
Ví dụ 2: Bazo tương ứng của MgO
A. Mg(OH)2
B. MgCl2
C. MgSO4
D. Mg(OH)3
Đáp án: A
Ví dụ 3: Tên gọi của P2O5
A. Điphotpho trioxit
B. Photpho oxit
C. Điphotpho oxit
D. Điphotpho pentaoxit
Đáp án: D
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit
A. CO2
B. SO2
C. CuO
D. CuS
Đáp án: D
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit axit
A. CuO
B. Na2O
C. CO2
D. CaO
Đáp án: C
Câu 3: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố
A. Oxi
B. Halogen
C. Hidro
D. Lưu huỳnh
Đáp án: A
Câu 4: Chỉ ra công thức viết sai: CaO, CuO, NaO, CO2, SO
A. CaO, CuO
B. NaO, CaO
C. NaO, SO
D. CuO, SO
Đáp án: C
Câu 5: Chỉ ra các oxit bazo: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3
A. P2O5, CaO, CuO
B. CaO, CuO, BaO, Na2O
C. BaO, Na2O, P2O3
D. P2O5, CaO, P2O3
Đáp án: B
Câu 6: Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2
A. P2O5, CaO, CuO, BaO
B. BaO, SO2, CO2
C. CaO, CuO, BaO
D. SO2, CO2 , P2O5
Đáp án: D
Câu 7: Chọn đáp án đúng
A. CO- cacbon (II) oxit
B. CuO- đồng (II) oxit
C. FeO- sắt (III) oxit
D. CaO- canxi trioxit
Đáp án: B
Xem thêm các dạng bài tập Hoá học khác:
30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Các oxit của cacbon (2024) có đáp án chi tiết nhất