U tuyến cận giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

U tuyến cận giáp là một khối u lành tính xuất hiện ở 1 trong các tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến rất nhỏ nằm gần hoặc ở phía sau tuyến giáp. Chúng sản xuất hormone tuyến cận giáp (Parathyroid hormone – PTH). Hormone này giúp điều hòa nồng độ canxi và phốt pho máu.

U tuyến cận giáp dẫn đến tình trạng tăng tiết PTH hơn mức bình thường, gây phá vỡ sự cân bằng giữa nồng độ canxi và phốt pho. Tình trạng này được gọi là cường tuyến cận giáp.

Các triệu chứng của u tuyến cận giáp

U tuyến cận giáp thường không có triệu chứng mà hay được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu.

Trên thực tế, những khối u tuyến cận giáp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cường tuyến cận giáp. Cường tuyến cận giáp do u có thể gây ra các triệu chứng tại xương do tăng huy động canxi từ xương. Các triệu chứng của xương có thể là:

Theo Mayo Clinic, cường tuyến cận giáp có thể gây ra các triệu chứng:

Tình trạng cường tuyến cận giáp do u có thể khiến xương dễ gãy. Nguồn ảnh: Oaidocs.comNgoài các triệu chứng trên, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân hoặc triệu chứng không đặc hiệu như:

  • Thay đổi tinh thần như trầm cảm, thờ ơ hoặc lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau cơ hoặc đau bụng

Nguyên nhân của u tuyến cận giáp

Đôi khi, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân xuất hiện u tuyến cận giáp.

Yếu tố di truyền có thể liên quan đến sự phát triển khối u. Phơi nhiễm bức xạ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển u tuyến cận giáp.

Theo Mayo Clinic, nguy cơ hình thành u tuyến cận giáp tăng ở nữ giới trên 60 tuổi. Tuy nhiên, u tuyến cận giáp cũng có thể xuất hiện ở nam giới và nữ giới ở các độ tuổi khác.

Chẩn đoán u tuyến cận giáp

U tuyến cận giáp làm tăng sản xuất PTH, vì vậy bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone này trong máu. Nếu PTH tăng cao, bác sĩ có thể hướng tới u tuyến cận giáp.

Nồng độ PTH trong máu tăng cao không phải là dấu hiệu duy nhất của u tuyến cận giáp. Vì PTH giúp điều hòa nồng độ canxi và phốt pho nên bất thường về nồng độ 2 chất này trong máu cũng có thể gợi ý đến u tuyến cận giáp. Bác sĩ có thể đo mật độ xương và phát hiện sỏi thận bằng:

  • X-quang
  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)

Điều trị u tuyến cận giáp

Điều trị u tuyến cận giáp chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Nếu u xuất hiện ở 1 tuyến cận giáp, bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra 3 tuyến còn lại trong quá trình phẫu thuật. Công nghệ ngày nay cho phép xác định vị trí khối u và kiểm tra các tuyến còn lại trước khi phẫu thuật. Theo Hệ thống Y tế của Đại học California (Los Angeles), chỉ khoảng 10% trường hợp có khối u ở nhiều hơn 1 tuyến. Phẫu thuật có thể điều trị thành công khoảng 90% trường hợp.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chọn không tiến hành phẫu thuật. Thay vào đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc. Liệu pháp hormone thay thế có thể hữu ích với phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương. Đối với những trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định calcimimetic – loại thuốc có thể làm giảm sản xuất PTH.

Tổng kết

U tuyến cận giáp là một khối u nhỏ lành tính xuất hiện ở ít nhất 1 trong các tuyến cận giáp. Khối u này có thể dẫn đến tình trạng cường tuyến cận giáp, gây ra gãy xương hoặc sỏi thận. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần theo dõi. Các phương pháp điều trị khác bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!