Tuyến tùng: Giải phẫu, chức năng và bệnh lý liên quan

Tuyến tùng nằm sâu bên trong não, là cơ quan sản xuất melatonin của cơ thể, một loại hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Video: Tuyến tùng là gì? Cách làm sạch tuyến tùng

Khám phá thêm về giải phẫu, vị trí và chức năng của tuyến tùng và cách nó ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh sản theo mùa ở động vật và ảnh hưởng của các khối u não lên tuyến tùng tại bài viết này.

Giải phẫu học 

Tuyến tùng là một cơ quan nhỏ, hình dạng như quả tùng nằm trong mái của não thất ba, sâu bên trong não. Các nghiên cứu khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng kích thước trung bình của tuyến tùng tương tự như kích thước của một hạt gạo. Não thất là khoảng không chứa đầy chất lỏng và não thất ba kéo dài từ não thất bên đến cống Sylvius, đi qua giữa hai nửa của phần não được gọi là trung não.

Nó nằm trong một khu vực được gọi là vùng trên đồi, ngay sau đồi thị và phía trên tiểu não, nằm ở phía sau của não, gần thân não. Có một hốc nhỏ chứa đầy chất lỏng đi vào cuống của thể tùng, cho phép các hormone được sinh ra dễ dàng được khuếch tán khắp não.

Cấu tạo tuyến tùng

Các tế bào tạo nên nhu mô của tuyến tùng ở người và các động vật có vú khác bao gồm các tế bào tuyến tùng sản xuất hormone và các tế bào kẽ có chức năng nâng đỡ. Tế bào thần kinh hay nơron có thể ảnh hưởng đến tế bào tùng bằng cách tiết ra các chất hóa học cụ thể được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các sợi thần kinh đến tuyến qua cuống tùng và chứa nhiều chất dẫn truyền như: 

Các tế bào tuyến tùng có các thụ thể cho tất cả các chất dẫn truyền thần kinh này, điều này cho thấy sự ảnh hưởng từ các chất hóa học khác thường gặp trong não.

Ở người và các loài động vật có vú khác ảnh hưởng này được mở rộng ra ngoài não đến một tập hợp các tế bào thần kinh nằm trong hạch giao cảm vùng cổ trên và các hạch đối giao cảm chân bướm khẩu cái và hạch tai. Kết nối này là sự chuyển tiếp từ tuyến tùng đến nhân siêu vi (SCN), nằm ở vùng dưới đồi.

SCN có tầm quan trọng sống còn vì đây là máy tạo nhịp sinh học chính bên trong cơ thể, bị ảnh hưởng bởi nhận thức về ánh sáng do võng mạc cảm nhận và được dẫn truyền dọc theo con đường liên quan đến thị giác (retinohypothalamic).

Chức năng tuyến tùng

Tuyến tùng có vai trò tác động đến nhịp sinh học. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comTuyến tùng có vai trò tác động đến nhịp sinh học. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Chức năng quan trọng nhất của tuyến tùng là sản xuất melatonin. Melatonin được tổng hợp từ các phân tử của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Sau khi được sản xuất, nó được tiết ra từ tuyến tùng. Nó có những ảnh hưởng quan trọng đến nhịp sinh học, bao gồm tác động đến giấc ngủ và những ảnh hưởng đối với sinh sản theo mùa ở động vật.

Trong tuyến tùng, serotonin (có nguồn gốc từ axit amin gọi là tryptophan) trải qua một quá trình biến đổi, một nhóm acetyl và sau đó một nhóm methyl được thêm vào để tạo ra melatonin. Điều này được xúc tác bởi hai enzym: serotonin-N-acetyltransferase và hydroxyindole-O-methyltranferase. Việc sản xuất melatonin bị suy giảm khi tiếp xúc với ánh sáng.

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất melatonin trong tuyến tùng? Để trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là phải hiểu ánh sáng nói chung ảnh hưởng như thế nào đến nhịp sinh học của cơ thể.

Nhịp sinh học, theo từ tiếng Latinh có nghĩa là “khoảng một ngày”, từ “sinh học” dùng để chỉ nhiều quá trình sinh lý liên quan đến thời gian của ánh sáng và bóng tối. Mặc dù bao gồm ngủ và thức, thời gian sinh học này cũng ảnh hưởng đến việc giải phóng hormone, sử dụng năng lượng để tối ưu hóa sự trao đổi chất và sự phối hợp của các hệ thống trong cơ thể.

Ánh sáng đi qua võng mạc của mắt sẽ kích hoạt các thụ thể được gọi là tế bào hạch võng mạc cảm quang (ipRGC). Những tế bào này chứa chất quang hóa gọi là melanopsin. Từ đây, tín hiệu được chuyển tiếp từ mắt đến tuyến tùng.

Đầu tiên, tín hiệu được truyền dọc theo đường đồi thị kéo dài từ tế bào võng mạc đến SCN ở vùng dưới đồi trước trong não. Sau đó, nhân cận não thất của vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến các nơron trước hạch trong tủy sống, đến hạch cổ trên và cuối cùng là đến tuyến tùng.

Sau đó, tuyến tùng có thể thay đổi việc sản xuất melatonin dựa trên lượng ánh sáng mà mắt cảm nhận được. Điều này đã khiến tuyến tùng được gọi là “con mắt thứ ba” của cơ thể do khả năng phản ứng với nhận thức ánh sáng của nó.

Khi melatonin được sản xuất, nó không được giải phóng ngay để thực hiện chức năng. Do nhiều quá trình bên trong cơ thể có một sự cân bằng được duy trì. Sự cân bằng này được gọi là cân bằng nội môi. Khi tuyến tùng tiết ra melatonin, chất này sẽ phản hồi ngược lại thông qua hoạt động của các thụ thể melatonin MT1 và MT2 trên SCN. Sự tác động lẫn nhau này ảnh hưởng đến sự kiểm soát của hệ thống sinh học trong cơ thể, có ý nghĩa hơn đối với bệnh lý tiềm ẩn.

Có một số tác dụng khác của melatonin mà con người chưa hiểu hết. Người ta biết rằng ở các mô hình động vật, melatonin có thể làm giảm bài tiết hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) từ vùng dưới đồi. Điều này có thể có tác dụng ức chế các chức năng sinh sản. Ở động vật có vú, điều này có thể làm chậm sự trưởng thành của tinh trùng và trứng đồng thời làm giảm chức năng của cơ quan sinh sản.

Người ta cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản theo mùa của một số loài động vật. Trong những tháng mùa đông, đêm sẽ kéo dài hơn ngày và khả năng tìm kiếm thức ăn có thể bị giảm, bóng tối tăng lên có thể dẫn đến mức melatonin cao hơn và giảm khả năng sinh sản. Điều này có thể làm cho một số loài động vật ít có khả năng sinh con không thể sống sót trong thời gian khắc nghiệt của mùa đông. Ý nghĩa của điều này, đặc biệt là đối với con người vẫn chưa được biết.

Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng melatonin bổ sung (là hormone không được kiểm soát duy nhất có sẵn để mua không cần kê đơn ở Hoa Kỳ) ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Việc giải phóng melatonin của tuyến tùng có một vai trò trong qua trình phát triển giới tính của con người. Nồng độ melatonin giảm nhẹ ở tuổi dậy thì, các khối u vùng tuyến tùng gây ngưng sản xuất melatonin sẽ gây dậy thì sớm ở trẻ nhỏ. 

Cuối cùng, melatonin được sản xuất bởi tuyến tùng là một chất chống oxy hóa rất hiệu quả. Nó bảo vệ các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương khỏi các gốc tự do như oxit nitric hoặc hydrogen peroxide. Những hóa chất này được tạo ra trong các mô thần kinh đang hoạt động. Các gốc tự do có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô và rối loạn chức năng bao gồm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư và bệnh thoái hóa thần kinh.

Người ta cũng biết rằng sản xuất melatonin giảm do lão hóa và nguyên nhân tại sao vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Một số tình trạng liên quan

Tuyến tùng và việc sản xuất melatonin là trung tâm của rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ, nó có thể làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ trong hội chứng giai đoạn giấc ngủ bị trì hoãn. Nó cũng có thể có vai trò trong hội chứng trầm cảm theo mùa, đôi khi được gọi là chứng trầm cảm mùa đông. Ngoài ra, khi tuyến tùng bị ảnh hưởng bởi các khối u, chỉ định phẫu thuật có thể được đặt ra.

Rối loạn nhịp sinh học

Giấc ngủ rất quan trọng với mỗi người. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comGiấc ngủ rất quan trọng với mỗi người. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Những tình trạng này xảy ra khi mất sự đồng bộ giữa các nhịp thức – ngủ với chu kỳ sáng – tối và các thói quen sinh hoạt xã hội. Với đặc điểm là đi ngủ và thức giấc không đều đặn, người bị ảnh hưởng sẽ bị mất ngủ và không buồn ngủ đúng giờ. Các rối loạn giấc ngủ theo chu kỳ sinh học bao gồm:

  • Hội chứng giai đoạn giấc ngủ bị trì hoãn: khó ngủ sớm vào ban đêm và khó thức dậy sớm
  • Hội chứng giấc ngủ đến sớm: đặc trưng bởi đi ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn mong muốn vào buổi sáng 
  • Rối loạn giấc ngủ không 24 giờ: thường thấy nhất ở những người mù không có nhận thức về ánh sáng, thời gian ngủ có thể thay đổi dần dần trong nhiều tuần hoặc vài tháng
  • Rối loạn nhịp thức ngủ: thời gian ngủ ngắn hơn trong một ngày, thời gian ngủ kéo dài qua đêm giảm xuống

Thời gian của giấc ngủ có thể bị rối loạn như thế nào? Cuối cùng, điều này có thể phụ thuộc vào từng cá nhân, phần lớn bị ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội. Phải cẩn thận để tránh nhầm lẫn các biến thể của sinh lý bình thường là một bệnh lý. Khi rối loạn gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng xã hội và nghề nghiệp (bao gồm nghỉ học hoặc nghỉ làm), việc điều trị có thể được đặt ra. May mắn thay, đối với những người có thói quen ngủ bất thường nhưng không gây ra hậu quả gì thì việc can thiệp y tế chưa cần đặt ra.

Trầm cảm theo mùa (SAD)

Khi bóng tối kéo dài vào ban đêm xảy ra trong những tháng mùa đông ở bán cầu bắc, trầm cảm theo mùa có thể xảy ra, còn được gọi là trầm cảm mùa đông. Tình trạng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác bao gồm giảm hoạt động thể chất và tăng cân.

Liệu pháp quang học với sử dụng ánh sáng nhân tạo từ hộp đèn hoặc kính trị liệu bằng ánh sáng có thể hữu ích. Thời gian chiếu sáng thường vào buổi sáng nhưng điều quan trọng là phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khối u tuyến tùng

Ung thư hiếm khi ảnh hưởng đến tuyến tùng. Trên thực tế, có ít hơn 1% khối u não nằm ở tuyến tùng, nhưng khoảng 3% –8% khối u não ở trẻ em được tìm thấy ở đây. Nói chung, u tuyến tùng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi từ 20 - 40 tuổi. Chỉ có một số khối u có thể ảnh hưởng đến tuyến tùng trong não. Trên thực tế, chỉ có ba loại u tuyến tùng thực sự, bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tuyến tùng: Phát triển chậm, thường được phân loại là mức độ biệt hóa vừa (độ II)
  • Ung thư nguyên bào nuôi: Độ ác tính cao hơn, được phân loại là độ biệt hóa trung bình (độ III) hoặc cao (độ IV)
  • Khối u hỗn hợp tuyến tùng: gồm nhiều loại tế bào khác nhau nên không có phân loại chính xác

Những khối u này khi phát triển to có thể gây cản trở sự lưu thông của dịch não tủy trong não thất. Người ta ước tính rằng 10% –20% khối u tuyến tùng có thể di căn qua con đường này, đặc biệt là loại u nguyên bào tuyến tùng. Những bệnh ung thư tuyến tùng hiếm khi di căn đến những nơi khác trong cơ thể.

Các triệu chứng có thể xuất hiện do một khối u tuyến tùng bao gồm:

Nếu xác định một khối u tuyến tùng, điều trị thường bao gồm tia xạ. Nếu là u nguyên bào nuôi, toàn bộ não và tủy sống sẽ được xạ trị. Nếu khối u đã lan rộng hoặc tái phát sau khi điều trị bằng tia xạ, hóa trị có thể được chỉ định. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để xác định mô bệnh học khối u bằng cách lấy bỏ một phần khối u. Nếu sự lưu thông của dịch não tủy bị tắc nghẽn dẫn đến phù não, chỉ định dẫn lưu não thất có thể được đặt ra để đảm bảo lưu thông bình thường.

Các tình trạng khác

Đáng chú ý là một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động từ sự nhận thức của mắt về ánh sáng đến việc sản xuất melatonin trong tuyến tùng. Đặc biệt, các loại thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và bệnh tim mạch có thể cản trở việc giải phóng melatonin bình thường. Thuốc chẹn beta bao gồm Lopressor (metoprolol), Tenormin (atenolol) và Inderal (propranolol). Nếu điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ hoặc sức khỏe, có thể cần phải sử dụng một loại thuốc khác.

Tuyến tùng có thể bị vôi hóa ở những người lớn tuổi, biểu hiện là sự bắt thuốc ở tuyến tùng lên khi chụp cắt lớp vi tính (CT) do mật độ của chúng tăng lên và dẫn đến sự hiện tượng “cát não” khi đánh giá bệnh lý của mô. 

Xét nghiệm

Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm để đánh giá tuyến tùng không được chỉ định. Nồng độ melatonin có thể được đo trong nước bọt, máu và nước tiểu mà không cần đánh giá trực tiếp tại tuyến tùng, tuy nhiên, điều này chủ yếu được thực hiện trong các phòng thí nghiệm để phục vụ nghiên cứu chứ không phải trong lâm sàng. Với kích thước của nó, một số kỹ thuật hình ảnh có thể chỉ cung cấp một cách hạn chế về cấu trúc. Trong trường hợp u tuyến tùng, các xét nghiệm sau có thể phù hợp:

  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết não (lấy một mẫu mô để làm mô bệnh học)

Đánh giá sâu hơn về các rối loạn sinh học sẽ được thực hiện bởi một chuyên gia về giấc ngủ được hội đồng chứng nhận, chuyên gia sẽ hỏi những câu hỏi có mục đích để hiểu thêm về các vấn đề và các ảnh hưởng của nó.

Theo dõi nhịp sinh học có thể được thực hiện theo chiều dọc bằng nhật ký giấc ngủ hoặc hoạt ảnh. Công nghệ đeo trên người bao gồm cả các thiết bị theo dõi thể chất phổ biến có thể cung cấp một số dữ liệu sinh trắc học này. Chuyên gia về giấc ngủ cũng sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp thích hợp bao gồm cả việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung melatonin hoặc liệu pháp ánh sáng để tối ưu hóa giấc ngủ và sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Tuyến tùng là bộ điều khiển của đồng hồ sinh học bên trong cơ thể chúng ta. Tuyến tùng giúp cơ thể điều chỉnh nhịp sinh học bao gồm các tín hiệu để chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thức dậy và tỉnh táo ở các thời điểm khác nhau trong ngày
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giai phẫu tuyến tùng
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!