Oxytocin được gọi là “hormone tình yêu” vì nồng độ tăng lên khi được ôm và quan hệ tình dục.
Ngoài ra, Oxytocin có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh bao gồm trầm cảm, lo lắng và rối loạn tiêu hoá.
Oxytocin được sản xuất ở vùng dưới đồi, nữ thường có nồng độ cao hơn nam.
Oxytocin được giải phóng trong quá trình quan hệ tình dục, chuyển dạ và cho con bú để hỗ trợ các chức năng sinh sản.
Đồng thời, có những tác động về thể chất và tâm lý như ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc.
Oxytocin được kê đơn như một loại thuốc trong sản khoa và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.
Nghiên cứu cho thấy Oxytocin có thể giúp ích cho những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), lo âu và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Oxytocin là gì?
Oxytocin là hormone và chất dẫn truyền thần kinh do vùng dưới đồi sản xuất. Sau đó, được vận chuyển và dự trữ ở thùy sau tuyến yên.
Oxytocin có vai trò trong sinh sản của phụ nữ từ hoạt động tình dục đến chuyển dạ và cho con bú. Kích thích núm vú sẽ giúp giải phóng của Oxytocin.
Trong quá trình chuyển dạ, Oxytocin làm tăng co bóp gây ra các cơn tử cung. Khi cổ tử cung và âm đạo bắt đầu mở rộng, Oxytocin sẽ được giải phóng. Sự xóa mở cổ tử cung tăng lên khi các cơn co thắt tiếp tục xảy ra.
Oxytocin còn được bào chế thành thuốc với tên biệt dược là Pitocin. Dưới sự giám sát của bác sĩ, Oxytocin được tiêm để khởi phát hoặc tăng cường các cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ và giúp giảm chảy máu sau sinh. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng nhịp tim và chảy máu bất thường.
Nếu dùng quá liều Oxytocin trong thời gian ngắn, có thể gây vỡ tử cung.
Oxytocin cũng được sử dụng giúp tử cung co hồi và kiểm soát chảy máu sau sinh. Ngoài ra, có thể dùng để chấm dứt thai kỳ hoặc gây sẩy thai.
Hormone tình yêu
Năm 2012, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, các cặp tình nhân trong giai đoạn đầu của mối quan hệ lãng mạn có hàm lượng Oxytocin cao hơn so với độc thân hoặc cặp đôi không có sự gắn bó và tồn tại trong ít nhất 6 tháng.
Hoạt động tình dục cũng là tác nhân kích thích giải phóng Oxytocin và có vai trò trong việc cương dương giúp đạt cực khoái trong quan hệ. Tuy nhiên, tác động của Oxytocin vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng ở phụ nữ tăng co bóp tử cung có thể giúp tinh trùng gặp trứng dễ dàng hơn.
Oxytocin và cảm xúc
Khi oxytocin đi vào máu sẽ ảnh hưởng đến tử cung và quá trình tiết sữa, nhưng khi được giải phóng vào não có thể tác động đến cảm xúc, nhận thức và hành vi xã hội.
Một nghiên cứu đánh giá về Oxytocin cho biết: Tác động của hormone này đối với “các hành vi xã hội tích cực” và phản ứng cảm xúc góp phần vào việc thư giãn, tin tưởng và ổn định tâm lý.
Oxytocin trong não có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo lắng. Tác dụng này đã được tìm thấy ở một số loài.
Hormone Oxytocin được mô tả như "một thành phần quan trọng của hệ thống thần kinh phức tạp cho phép cơ thể thích ứng với các tình huống mang tính cảm xúc cao".
Năm 2006, các nhà điều tra báo cáo tìm thấy hàm lượng Oxytocin và Cortisol cao hơn ở những phụ nữ gặp các vấn đề tiêu cực trong xã hội và với bạn đời. Tất cả những người tham gia đều được điều trị bằng liệu pháp hormone (HT) sau khi mãn kinh.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy: Mức độ căng thẳng và Oxytocin cao ở những con chuột đồng bị tách ra khỏi bầy đàn. Tuy nhiên, khi chuột đồng được bổ sung Oxytocin thì mức độ lo lắng, căng thẳng tim và trầm cảm giảm xuống. Điều này cho thấy rằng căng thẳng làm tăng sản xuất nội tiết tố, trong khi liệu pháp dùng thuốc có thể giúp giảm căng thẳng.
Rõ ràng, hoạt động của Oxytocin không đơn giản.
Một đánh giá năm 2013 lưu ý rằng: Oxytocin có khả năng gây những tác động chung chứ không phải riêng biệt và Oxytocin đơn độc không có khả năng ảnh hưởng đến “các diễn biến tâm thần phức tạp đối với nhận thức xã hội”. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, sự sẵn sàng cộng tác có thể bị thúc đẩy bởi tâm lý lo lắng ngay từ đầu.
Tuy nhiên, Oxytocin dường như có liên quan đến hành vi xã hội như chăm sóc bà mẹ, gắn kết giữa các cặp vợ chồng, hành vi tình dục, sự tin tưởng và khả năng giao tiếp tích cực trong xã hội.
Tác động đến hành vi
Thông qua Oxytocin xịt mũi đã cho phép các nhà nghiên cứu quan sát tác động của thuốc đến hành vi.
Nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Tâm thần Dược học cho thấy, Oxytocin trong mũi giúp cải thiện nhận thức về bản thân trong các tình huống xã hội và tăng một số đặc điểm tính cách như giàu tình yêu thương, tin tưởng, vị tha và cởi mở.
Vào năm 2013, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, Oxytocin có thể giúp nam giới chung thủy với bạn đời hơn bằng cách kích hoạt các trung tâm khen thưởng trong não.
Năm 2014, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt mãnh liệt hơn sau sử dụng Oxytocin xịt mũi.
Liệu pháp tâm thần
Các nhà khoa học cho biết: Oxytocin có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa các nhân với cá nhân và cũng được ứng dụng cho những người mắc một số rối loạn tâm thần.
Oxytocin có thể giúp những người khó giao tiếp xã hội hoặc trải qua nỗi sợ hãi dai dẳng và không có khả năng tin tưởng người khác.
Một số nhà nghiên cứu cho biết, Oxytocin có thể mang lại hiệu quả cho trẻ mắc chứng tự kỷ. Một nghiên cứu nhỏ năm 2013 cho rằng, nồng độ Oxytocin trong não ảnh hưởng đến 17 cách cảm nhận một loạt các hình ảnh xã hội và phi xã hội của trẻ.
Oxytocin cũng có thể đóng một vai trò trong việc quản lý cơn tức giận. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Một số thụ thể Oxytocin (OXTR) có liên quan đến việc gia tăng xu hướng phản ứng tức giận với các tình huống.
Đặc biệt, sự khác biệt trong biểu hiện gen OXTR có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh những hành vi bạo lực do rượu gây ra.
Công dụng của Oxytocin
Oxytocin làm tăng giải phóng prostaglandin E2 (PGE2) trong các tế bào niêm mạc ruột. Điều này giúp khuyến khích việc sửa chữa và bảo vệ ống tiêu hóa tránh những tổn thương.
Nếu có đủ bằng chứng về tác dụng kể trên thì Oxytocin có thể là một liệu pháp hữu ích để ngăn ngừa tổn thương ruột do hóa xạ trị và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS).
Rủi ro
Vai trò của Oxytocin rất phức tạp và không dễ để xác định.
Mặc dù, Oxytocin giúp tăng cường liên kết và hình thành tương tác trong cộng đồng. Đồng thời, cũng có thể khuyến khích hoạt động “trong nhóm” và “ngoài nhóm” làm nảy sinh lòng đố kỵ, thành kiến.
Cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ tác động phức tạp của Oxytocin và lợi ích sức khỏe đối với cơ thể.
Xem thêm: