Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit (2024) chi tiết, hay nhất.

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit

1. Lí thuyết

1.1 Tính chất hóa học của oxit

- Tính chất hóa học của oxit bazơ

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

                 BaO+H2OBa(OH)2 

+ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

                 CuO+2HClCuCl2+H2O

+ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

                 BaO+CO2BaCO3

- Tính chất hóa học của oxit axit

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

                P2O5+3H2O2H3PO4

+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

                CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

+ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

                CO2+CaOCaCO3

1.2 Khái quát về sự phân loại

 - Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

 - Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

 - Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. VD: ZnO,Al2O3... 

 - Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. VD: CO, NO...

2. Bài tập vận dụng

Bài 1: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với

a) Nước?

b) axit clohiđric?

c) natri hiđroxit?

Viết phương trình hóa học.

Lời giải:

Oxit bazơ: CaO, Fe2O3.

Oxit axit:SO3

a) Tác dụng với nước

CaO + H2O → Ca(OH)

SO3 + H2O → H2SO

b) Tác dụng HCl

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

CaO + HCl → CaCl2 + H2O

c) Tác dụng NaOH

SO3 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Bài 2: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.

Lời giải:

Các cặp chất có thể tác dụng được với nhau là:

H2O + K2O → KOH

H2O + CO2 → H2CO3

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

K2O + CO2 → K2CO3

Bài 3: Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:

a) Axit sunfuric + ... → Kẽm sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + ... → Natri sunfat + Nước

c) Nước + ... → Axit sunfurơ

d) Nước + ... → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + ... → Canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.

Lời giải:

a) Axit sunfuric + ZnO → Zn sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + SO3 → Natri sunfat + Nước

c) Nước + SO2 → Axit sunfurơ

d) Nước + CaO → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + CO2 → Canxi cacbonat

Bài 4: Cho những oxit sau:

CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với

a) Nước, tạo thành dung dịch axit

b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ

c) Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

d) Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit: CO2, SO2.

CO2 + H2O → H2CO4

SO2 + H2O → H2SO3

b) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch bazơ: Na2O, CaO.

N2O + H2O → NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Chất tác dụng với dd axit, tạo thành muối và nước: Na2O, CaO, CuO.

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

d) Chất tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước: CO2, SO2.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 5: Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH, Ca(OH)2…). Khí CO2 bị giữ lại trong bình vì có phản ứng với kiềm:

CO2+ 2NaOH → Na2CO3 + H2O

hoặc CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Chất khí đi ra khỏi lọ là oxi tinh khiết.

Bài 6: Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

CuO + H2S04 → CuSO4 + H2O

Nồng độ phần trăm các chất:

Số mol các chất đã dùng:

nCuO = 1,6/80 = 0,02 (mol)

nH2SO4= 20/98 ≈ 0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H2SO4 dư.

Khối lượng CuSO4 sinh ra sau phản ứng:

nCuSO4= nCuO = 0,02 mol,

mCuS04= 160 . 0,02 = 3,2 (g)

Khối lượng H2SO4còn dư sau phản ứng:

Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng:

mH2SO4 = 98 . 0,02 = 1,96 (g)

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:

mH2SO4 dư= 20 – 1,96 = 18,04 (g)

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd= 100 +1,6= 101,6 (g)

Nồng độ CuSO4 trong dung dịch:

C% CuSO4 = 3,2*100% / 101,6 ≈ 3,15%

Nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch:

C%H2SO4= 18,04x 100% / 101,6 ≈ 17,76%

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:

Tính chất hóa học của oxit axit (2024) chi tiết nhất

Cách viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ (2024) hay nhất

Cách đọc danh pháp IUPAC (chương trình mới) (2024) chi tiết, hay nhất.

Cách xác định số bậc ancol (2024) chi tiết, nhanh nhất

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại (2024) chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!