Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
1. Lí thuyết
Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương): M → Mn+ + ne
- Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với clo
Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo thành muối clorua.
Ví dụ:
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Sắt tác dụng với clo
+ Tác dụng với oxi
Hầu hết các kim loại có thể khử oxi từ số oxi hóa 0 (O2) xuống số oxi hóa -2.
Ví dụ:
4Al + 3O2 2Al2O3
3Fe + 2O2 Fe3O4
+ Tác dụng với lưu huỳnh
Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ số oxi hóa 0 xuống số oxi hóa -2. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg).
Hg + S → HgS
Fe + S FeS
- Tác dụng với axit
+ Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)
Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
+ Đối với H2SO4đặc, HNO3
Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.
Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 và H2SO4 đặc (trừ Pt, Au)
Khi đó trong H2SO4 bị khử thành (SO2); hoặc (H2S)
Trong HNO3 đặc bị khử thành (NO2)
Với HNO3 loãng có thể bị khử thành (NO) hoặc (N2O) hoặc (N2) hoặc (NH4+)
Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit đặc.
Ví dụ:
2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.
- Tác dụng với dung dịch muối
+ Với Na, K, Ca và Ba…. (các kim loại tác dụng được với nước) phản ứng với nước trước sau đó dung dịch kiềm tạo thành sẽ phản ứng với muối.
Ví dụ: Cho Na vào dung dịch CuSO4
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
- Với các kim loại không tan trong nước, kim loại mạnh hơn khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chú ý:
2Fe3+ + Fe → 3Fe2+
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+
- Tác dụng với nước
+ Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường.
+ Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,…). Các kim loại còn lại không khử được H2O.
Ví dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dẫn nhiệt
B. Cứng
C. Dẫn điện
D. Ánh kim
Đáp án: B. Cứng
Các tính chất vật lí chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiêt, tính ánh kim.
Câu 2: Ở điều kiện thường kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. K
B. Na
C. Ba
D. Be
Đáp án: D. Be
Kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be và Mg) có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí hiđro.
Câu 3: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
B. Kim loại dẻo nhất là natri.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
D. Kim loại nhẹ nhất là liti.
Đáp án: B. Kim loại dẻo nhất là natri.
Sai vì kim loại dẻo nhất là vàng
Câu 4: Cho các kim loại sau: Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối ?
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: D. 5
Các kim loại tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng một muối là: Li; Mg; Al; Zn; Ni.
Sắt là kim loại có nhiều hóa trị. Khi phản ứng với HCl cho muối sắt(II), khi phản ứng với Cl2 cho muối sắt(III)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Câu 5: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án: B. 3
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
→ Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 6: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu
B. Mg
C. Fe
D. Al
Đáp án: B. Mg
Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, đi từ trái sang phải tính khử của kim loại giảm dần.
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
→ Trong số các kim loại Al, Mg, Fe và Cu thì Mg có tính khử mạnh nhất.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
1. Lưu huỳnh có thể phản ứng với thủy ngân ở ngay nhiệt độ thường.
2. Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội.
3. Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước.
4. Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: B. 2.
1. Đúng. Thủy ngân có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường
Hg + S → HgS
2. Sai. Fe, Al, Cr thụ động trong HNO3 đặc, nguội, còn Zn vẫn có khả năng tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
3. Sai. Magie có thể khử nước ở nhiệt độ cao
Mg + H2O MgO + H2
4. Đúng. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
→ có hai phát biểu đúng là 1,4
Câu 8: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm sắt và một kim loại M có hoá trị không đổi.
Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HC1 dư tạo ra 2,128 lít khí (đktc)
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HNO3 dư tạo ra 1,792 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của ).
Phần trăm khối lượng của M trong X là
A. 22,44%.
B. 55,33%.
C. 24,47%.
D. 11,17%.
Đáp án: A. 22,44%.
= 0,095 mol; nNO = 0,08 mol
Đặt nFe, nM là số mol Fe và kim loại M ở mỗi phần (mol)
n là số electron trao đổi của kim loại M trong phản ứng oxi hóa khử.
Khối lượng hỗn hợp X ở mỗi phần là 7,22 : 2 = 3,61 gam
→ 56.nFe + MM.nM = 3,61 (1)
Phần 1: Bào toàn electron
2.nFe + n.nM = 2.
→ 2.nFe + n.nM = 0,19 (2)
Phần 2: Bảo toàn electron
3.nFe + n.nM = 3.nNO
→ 3.nFe + n.nM = 0,24 (3)
Giải hệ (2) và (3)
→ nFe = 0,05 mol; n.nNO = 0,09 mol
Thay vào (1)
→ 56.0,05 + MM. = 3,61
→ Chọn được giá trị của n = 3 và M = 27 (Al)
%mAl = = 22,44%
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Cs được dùng để làm tế bào quang điện
B. Kim loại Cr được dùng để làm dao cắt kính.
C. Kim loai Ag được dùng để làm dây dẫn điện trong gia đình
D. Kim loại Pb được dùng để chế tạo điện cực trong acquy.
Đáp án: C. Kim loai Ag được dùng để làm dây dẫn điện trong gia đình
Mặc dù bạc dẫn điện tốt nhưng do giá thành đắt nên không dùng làm dây dẫn điện.
Câu 10: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Ag
Đáp án: B. Al
Al vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
40 Bài tập về kim loại (2024) có đáp án
20 Bài tập về phản ứng thủy phân xenlulozo (2024) có đáp án
30 Bài tập về phân loại muối (2024) có đáp án