Tính chất hóa học của oxit axit
1. Lí thuyết
1.1 Khái niệm
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
Ví dụ: SO2, CO2, P2O5,…
Chú ý: Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit. Ví dụ mangan (VII) oxit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
1.2 Tính chất hóa học
+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
+ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
Ví dụ: CO2 + BaO → BaCO3 ↓
2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:
A. nước và quỳ tím
B. dung dịch NaCl
C. dung dịch KOH
D. quỳ tím khô
Lời giải
Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng: nước và quỳ tím
- Cho 2 chất rắn vào nước => 2 chất rắn tan hết, tạo thành dung dịch
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được
+ dung dịch làm quỳ chuyển xanh là Ca(OH)2 => chất rắn ban đầu là CaO
+ dung dịch làm quỳ chuyển đỏ là H3PO4 => chất rắn ban đầu là P2O5
Đáp án: A
Bài 2: BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?
A. H2O, NO, KOH
B. NaOH, SO3, HCl
C. P2O5, CuO, CO
D. H2O, H2CO3, CO2
Lời giải
BaO tác dụng được với: H2O, H2CO3, CO2.
BaO + H2O → Ba(OH)2
BaO + H2CO3 → BaCO3 + H2O
BaO + CO2 → BaCO3
Loại A vì BaO không phản ứng với KOH
Loại B vì BaO không phản ứng với NaOH
Loại C vì BaO không phản ứng với CO.
Đáp án: D
Bài 3: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là bazơ
B. Axit, sản phẩm là bazơ
C. Nước, sản phẩm là axit
D. Bazơ, sản phẩm là axit
Lời giải
SO3 là oxit axit
=> tác dụng với nước cho sản phẩm là axit và tác dụng với bazo cho sản phẩm là muối
Đáp án: C
Bài 4: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?
A. 308,8 kg
B. 388,8 kg
C. 380,8 kg
D. 448,0 kg
Lời giải
1 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 => mCaCO3 = 0,8 tấn = 800 kg
CaCO3 → CaO + CO2
100 kg 56 kg
800 kg → 448 kg
Vì hiệu suất là 85% => mCaOthực tế = 448.85% = 380,8 kg
Đáp án: C
Bài 5: Từ 10 kg đá vôi ( không lẫn tạp chất) điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, biết rằng hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%?
Lời giải
CaCO3 → CaO + CO2↑
Theo phương trình 100(g) → 56 (g)
Hay 100 kg → 56 (kg)
Theo đề bài 10 kg → x (kg)
=> x = 10.56/100 = 5,6 (kg)
Vì H= 75% => lượng CaO thực tế thu được là: mCaO = 5,6. 75% : 100% = 4,2 (kg)
Đáp án: C
Bài 6: Khi cho CaO vào nước thu được
A. dung dịch CaO.
B. dung dịch Ca(OH)2.
C. chất không tan Ca(OH)2.
D. cả B và C.
Lời giải
Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2
Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ và còn 1 phần không tan lắng xuống
Đáp án: D
Bài 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?
A. Công nghiệp sản suất cao su
B. Sản xuất thủy tinh.
C. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.
D. Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.
Lời giải
CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.
=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim
Đáp án: A
Bài 8: Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?
A. CaCO3
B. MgCO3
C. NaCl
D. CaO
Lời giải
Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazơ để trung hòa bớt độ chua của đất
CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazơ)
Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua
Đáp án: D
Bài 9: Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?
A. H2O, CO2, HCl, H2SO4
B. CO2, HCl, NaOH, H2O
C. Mg, H2O, NaCl, NaOH
D. CO2, HCl, NaCl, H2O
Lời giải
Canxi oxit có thể tác dụng được với : H2O, CO2, HCl, H2SO4.
Đáp án: A
Bài 10: Các oxit tác dụng được với nước là
A. PbO2, K2O, SO3
B. BaO, K2O, SO2
C. Al2O3, NO, SO2
D. CaO, FeO, NO2
Lời giải
Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.
BaO + H2O → Ba(OH)2
K2O + H2O → 2KOH
SO2 + H2O ⇆ H2SO3
Đáp án: B
Bài 11: Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là
A. 0,15M
B. 0,0125M
C. 0,015M
D. 0,0025M
Lời giải
nCaO = 0,01 mol
CaO + H2O → Ca(OH)2
0,01 → 0,01
Đáp án: B
Bài 12: Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng
A. quỳ tím ẩm
B. dung dịch Ca(OH)2
C. dung dịch Ba(OH)2
D. cả A, B, C đều đúng
Lời giải
Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:
- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu
- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng
Đáp án: D
Bài 13: Khí X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục. Hỏi khí X là khí nào?
A. CO2
B. SO2
C. H2
D. H2S
Lời giải
X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục → X là SO2 vì
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Đáp án: B
Bài 14: Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là
A. 0,1M
B. 0,4M
C. 0,5M
D. 0,6M
Lời giải
SO3 + H2O → H2SO4
0,1 → 0,1 mol
Đáp án: B
Bài 15: Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được 98 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 12,5%. Khối lượng m gam SO3 là:
A. 20g
B. 15g
C. 25g
D. 10g
Lời giải
Đáp án: D
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Cách viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ (2024) hay nhất
Cách đọc danh pháp IUPAC (chương trình mới) (2024) chi tiết, hay nhất.
Cách xác định số bậc ancol (2024) chi tiết, nhanh nhất
Cách viết phương trình ion thu gọn (2024) hay nhất
Cách xác định nhóm dựa vào cấu hình electron (2024) hay nhất, chi tiết nhất