Tính chất hóa học của anilin
1. Lí thuyết
1.1 Tính chất hóa học
Bị oxi hóa bởi oxi:
- Để lâu trong không khí, anilin chuyển sang màu đen vì bị oxi hóa bởi oxi trong không khí
Tính bazơ:
- Anilin phản ứng với axit mạnh tạo thành ion anilium
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl-
Phản ứng với axit nitrơ :
C6H5NH2 + HNO2 + HCl → C6H5N2Cl + 2H2O
Phản ứng thế ở nhân thơm:
1.2 Kiến thức mở rộng
- Định nghĩa: Anilin hay còn gọi là phenylamin là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C6H7N, nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất.
- Công thức phân tử: C6H7N
- Công thức cấu tạo: C6H5NH2
- Tên gọi
+ Tên gốc chức: Phenylamin
+ Tên thay thế: Benzenamin
+ Tên thường: Anilin
- Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, rất độc, tan ít trong nước nhưng tan trong etanol và benzen.
- Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm như phẩm azo, phẩm đen anilin
- Nó còn là dùng để sản xuất polime như nhựa anilin- fomandehit
- Ngoài ra nó còn được sử dụng trong dược phẩm: streptoxit, sunfaguanidin
2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?
A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.
B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.
C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.
D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.
Đáp án: B
Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin
Bài 2: Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)
A. NaOH, HCl.
B. H2O, CO2.
C. Br2, HCl.
D. HCl, NaOH.
Đáp án: A
Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen: Cho NaOH vào hỗn hợp trên, lắc đều rồi để cho dung dịch phân lớp và đem chiết lấy phần dung dịch ở dưới là hỗn hợp gồm C6H5ONa và NaOH dư ( do anilin và benzen không phản ứng không tan trong nước nên ở lớp trên) cho hỗn hợp vừa chiết qua HCl dư thì thu được phenol kết tủa
PT: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
Bài 3: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Đáp án: A
Bài 4: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?
A. glyxin
B. metylamin
C. axit axetic
D. alanin
Đáp án: B
Bài 5: Cho 3 hoặc 4 giọt chất lỏng X tinh khiết vào một ống nghiệm có sẵn 1 - 2ml nước, lắc đều thu được một chất lỏng trắng đục, để yên một thời gian thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Cho 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh lại thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch NaOH thấy xuất hiện hai lớp chất lỏng phân cách. Chất X là:
A. Hồ tinh bột
B. Anilin
C. Phenol lỏng
D. Lòng trắng trứng
Đáp án: B
A nilin là chất lỏng, ít tan trong nước nên phân lớp trong nước. Anilin tác dụng với HCl tạo ra muối tan C6H5NH3Cl, muối này tác dụng với NaOH giải phóng anilin nên sau khi tác dụng với NaOH dung dịch lại phân lớp.
Bài 6: Cho 10 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HC1 1M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 80.
B. 320.
C. 200.
D. 160.
Đáp án D
Gọi công thức chung của hai amin đơn chức là RNH2
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Bảo toàn khối lượng ta có:
lít = 160 ml
Bài 7: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án A
Gọi công thức của amin đơn chức bậc 1 có công thức dạng RNH2
→ Công thức phân tử của amin là C3H9N
Số đồng phân amin bậc I là:
CH3CH2CH2-NH2
(CH3)2CH-NH2
Bài 8: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?
A. đimetylamin
B. benzylamin
C. metylamin
D. anilin
Đáp án D
X là chất lỏng → A, C sai.
Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng → X là anilin
Bài 9: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án B
Gọi công thức của amin là RNH2
Phương trình:
Các công thức cấu tạo của X là
CH3CH2CH2-NH2
(CH3)2CH-NH2
CH3CH2-NH-CH3
(CH3)3N
Bài 10: Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3
A. bằng một hay nhiều gốc NH2
B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
C. bằng một hay nhiều gốc Cl.
D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.
Đáp án B
Khái niệm amin: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Tính chất hóa học của oxit và axit (2024) chi tiết nhất
Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S) (2024) chi tiết nhất
Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân loại oxit (2024) chi tiết, hay nhất.
Tính chất hóa học của oxit axit (2024) chi tiết nhất
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại (2024) chi tiết nhất