Tim nhân tạo toàn phần là gì? Vai trò của nó như thế nào?

Tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart - TAH) là một thiết bị cơ học thay thế các ngăn dưới (tâm thất) của tim. Khi được đưa vào đúng vị trí, trái tim nhân tạo sẽ đảm nhận chức năng bơm máu khắp cơ thể người bệnh, khôi phục hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Tim nhân tạo là một giải pháp tạm thời được thiết kế để giúp người bệnh có đủ sức khỏe để được ghép tim.

Tổng quan về tim nhân tạo toàn phần

Trái tim nhân tạo toàn phần là gì?

Tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart - TAH) là một máy bơm cơ học thay thế tim khi tim của người bệnh không hoạt động như bình thường. Bác sĩ phẫu thuật tim đặt một trái tim nhân tạo vào lồng ngực của người bệnh để thay thế các tâm thất bị tổn thương hoặc bị bệnh.

Tâm thất là ngăn dưới của tim. Mỗi người có một tâm thất trái và phải. Khi người bệnh nhận được một quả tim nhân tạo toàn phần, thiết bị sẽ thay thế cả tâm thất trái và phải. TAH thực hiện công việc mà tâm thất không thể làm được nữa.

Một nguồn di động bên ngoài cơ thể cung cấp năng lượng cho trái tim nhân tạo và giữ cho nó hoạt động với nhịp điệu ổn định. Đường dẫn lực gắn với TAH và thoát ra khỏi cơ thể người bệnh qua da vùng bụng của người bệnh.

Nguồn ảnh link.springer.comTim nhân tạo toàn phần. Nguồn ảnh link.springer.com 

Tim nhân tạo toàn phần được sử dụng trong trường hợp nào?

Người bệnh có thể cần một trái tim nhân tạo toàn phần do dị tật tim bẩm sinh hoặc suy tim. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng tim của họ. Tổn thương hoặc bệnh tật cuối cùng có thể khiến tim người bệnh không thể bơm máu hiệu quả.

Không có đủ máu lưu thông trong cơ thể có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng và tình trạng bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Huyết áp thấp.
  • Tích nước (bụng, phù mắt cá chân).
  • Khó thở.
  • Khó nằm ở nơi bằng phẳng.

Ai có thể hưởng lợi từ một trái tim nhân tạo toàn phần?

Hầu hết những người nhận được trái tim nhân tạo toàn phần đang chờ được ghép tim. Tim nhân tạo toàn phần là một giải pháp tạm thời cho đến khi người bệnh được cấy ghép tim. Bác sĩ có thể coi tim nhân tạo như một “cầu nối để chờ cấy ghép”.

Thay thế tâm thất bị tổn thương của người bệnh bằng một trái tim nhân tạo hoàn toàn có thể giúp người bệnh có đủ sức khỏe để phẫu thuật cấy ghép tim ngay khi có trái tim hiến tặng.

Chi tiết quá trình phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo?

Người bệnh sẽ phải ở bệnh viện ít nhất một tuần khi chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tim nhân tạo toàn phần. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh và gia đình về tim nhân tạo. Người bệnh sẽ biết được điều gì sẽ xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sống của họ như thế nào.

Trong thời gian ở bệnh viện, bác sĩ cũng sẽ đảm bảo rằng người bệnh có đủ sức khỏe để phẫu thuật tim nhân tạo. Người bệnh có thể cần nhiều loại xét nghiệm để đánh giá tình trạng của mình. Các xét nghiệm trước khi phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp cắt lớp.
  • Chụp X-quang phổi.
  • Điện tâm đồ.
  • Siêu âm tim.
  • Kiểm tra chức năng phổi.
  • Thông tim.
  • Thử nghiệm căng thẳng tim phổi (Cardiopulmonary stress testing).

Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật tim nhân tạo toàn phần?

Phẫu thuật tim nhân tạo toàn phần rất phức tạp. Quá trình có thể mất đến 9 giờ. Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật tim và các chuyên gia khác sẽ thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình. Các bác sĩ và y tá theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và các dấu hiệu quan trọng khác của người bệnh.

Máy thở giúp người bệnh thở trong khi gây mê. Máy tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể giữ cho máu lưu thông khắp cơ thể người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật. Người bệnh sẽ giữ kết nối với máy cho đến khi các bác sĩ phẫu thuật đặt trái tim nhân tạo vào lồng ngực và nó bắt đầu hoạt động.

Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật tim nhân tạo toàn phần?

Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) để theo dõi chặt chẽ. Người bệnh có thể sử dụng máy thở trong vài ngày khi ở trong ICU. Họ có thể sẽ nhận được dinh dưỡng qua ống cho ăn hoặc đường truyền tĩnh mạch (IV).

Khi bắt đầu hồi phục, người bệnh sẽ có thể tự bắt đầu thở, ăn và uống. Dần dần, người bệnh sẽ có thể đứng dậy và đi lại trong bệnh viện.

Các nhân viên y tế sẽ theo dõi người bệnh chặt chẽ trong suốt quá trình hồi phục để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác.

Rủi ro/lợi ích của tim nhân tạo toàn phần

Ưu điểm của tim nhân tạo toàn phần là gì?

Sau khi ghép tim nhân tạo, người bệnh sẽ lấy lại sức khỏe và cảm thấy dễ chịu hơn trước khi phẫu thuật. Trái tim nhân tạo toàn phần có thể giúp người bệnh đủ khỏe mạnh để đợi được ghép tim.

Nếu không có tim nhân tạo, nhiều người bệnh có thể tử vong trong khi chờ đợi trái tim của người hiến tặng.

Những rủi ro có thể gặp

Những người cần một trái tim nhân tạo toàn phần đã phải đối mặt với các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nhận được một trái tim nhân tạo sẽ cải thiện sức khỏe của người bệnh theo nhiều cách. Nhưng việc phẫu thuật và sống chung với thiết bị làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, bao gồm:

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật tim nhân tạo toàn phần là bao lâu?

Người bệnh có thể sẽ dành ít nhất một tháng để hồi phục trong bệnh viện sau khi ghép trái tim nhân tạo toàn phần. Vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ ở lại ICU để các nhân viên y tế có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh.

Khi xuất viện, người bệnh có thể từ từ tăng cường hoạt động. Thiết bị cấp nguồn và điều khiển tim nhân tạo có thể di động được. Người bệnh có thể mang nó trong ba lô hoặc túi đeo vai để có thể thoải mái di chuyển.

Người bệnh sẽ cần dùng thuốc để giúp ngăn ngừa đông máu và nhiễm trùng. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.

Tiên lượng cho những người có tim nhân tạo toàn phần là gì?

Tim nhân tạo toàn phần là giải pháp tạm thời cho những người nằm trong danh sách chờ ghép tim. Người bệnh có thể sống với một trái tim nhân tạo trong vài tháng, thậm chí vài năm trong khi chờ cấy ghép.

Một khi người bệnh hồi phục sau cuộc phẫu thuật, họ có thể sẽ cảm thấy mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn so với trước khi nhận được trái tim nhân tạo toàn phần. Đó là bởi vì thiết bị đang giúp bơm máu trong cơ thể người bệnh.

Nhận một trái tim nhân tạo toàn phần có thể làm tăng cơ hội được ghép tim.

Các câu hỏi thường gặp

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bệnh nên đi khám bác sĩ sau khi phẫu thuật nếu có:

  • Sốt.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Các triệu chứngđột quỵ.
  • Khó thở đột ngột, đau ngực hoặc các dấu hiệu khác của cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi).

Tổng kết

Trái tim nhân tạo toàn phần có thể là một thiết bị cứu sống những người bị suy tim hoặc các bệnh hoặc khuyết tật về tim khác. Thiết bị sẽ thay thế trái tim bị tổn thương của người bệnh, bơm máu khắp cơ thể và duy trì tuần hoàn khỏe mạnh. Tim nhân tạo toàn phần là một giải pháp tạm thời nhằm giữ cho người bệnh khỏe mạnh trong thời gian chờ ghép tim.


Câu hỏi liên quan

Hiện tại việc sống được bao lâu sau khi ghép tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, sức khỏe nói chung và phản ứng với ca ghép. Trong những số liệu gần đây cho thấy 80% bệnh nhân ghép tim sống ít nhất 2 năm sau phẫu thuật.
Xem thêm
Tim nhân tạo là một thiết bị thay thế cho trái tim. Tim nhân tạo thường được sử dụng để thu hẹp thời gian ghép tim hoặc thay thế vĩnh viễn tim trong trường hợp không thể ghép tim.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tim nhân tạo
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!