Tiên lượng ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4): Tỉ lệ sống sót, điều trị...

Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng cả hai phổi, khu vực xung quanh phổi hoặc di căn xa.

Loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 13% ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ, với độ ác tính cao hơn và lan tràn nhanh chóng.

Ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành hai giai đoạn: 

  • Giai đoạn 4a, ung thư đã lan rộng trong phổi hoặc đến một vùng bên ngoài phổi
  • Giai đoạn 4b, khi ung thư đã di căn đến một số vị trí trong một hoặc nhiều cơ quan không gần phổi, chẳng hạn như não, gan hoặc xương

Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), 57% ung thư phổi và phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn 4. 

Ung thư phổi và phế quản là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai, sau ung thư vú. 

Theo báo cáo của NCI, nó chiếm khoảng 12,7% tổng số ca ung thư mới, với ước tính khoảng 229.000 ca mắc mới ở Hoa Kỳ vào năm 2020. 

Video Ung thư phổi

Tôi có thể mong đợi điều gì với ung thư phổi giai đoạn 4?

Nếu bạn hoặc người thân được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4, bạn sẽ muốn biết điều gì sẽ xảy ra để có thể điều trị tốt nhất. 

Mong đợi có những tổ chức hỗ trợ trong quá trình điều trị

Cùng với việc chia sẻ với gia đình và bạn bè, hãy cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc tìm kiếm một nhà trị liệu hoặc cố vấn là điều mà các bệnh nhân mắc ung thư phổi mong muốn. 

Mong đợi chịu trách nhiệm về các quyết định chăm sóc sức khỏe của bạn

Nhiều người có động lực để nghiên cứu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và sau đó thảo luận về các phát hiện với nhóm chăm sóc sức khỏe của họ. 

Một lĩnh vực để nghiên cứu có thể là các thử nghiệm lâm sàng sẵn có. Những điều này cho phép bạn tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, giúp cải thiện tiên lượng bệnh. 

Mong đợi thay đổi lối sống

Nhiều người hỗ trợ điều trị bằng cách ngừng các hành vi có hại cho sức khỏe của họ như hút thuốc và áp dụng các thói quen lành mạnh như duy trì hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh. 

Mong đợi một số mối quan hệ sẽ thay đổi

Bạn nhận thấy rằng mọi người bắt đầu đối xử với bạn khác với bạn mong đợi hoặc dự đoán. Hoặc bạn cảm thấy mình cần một thứ gì đó khác với những mối quan hệ nhất định. 

Thành thật về nhu cầu của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình, những người bạn tin tưởng. 

Mong đợi chăm sóc giảm nhẹ

Nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi có các tác dụng phụ gây khó chịu. Đôi khi việc điều trị cần được điều chỉnh. 

Thông thường, nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ giới thiệu một chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ, người có kinh nghiệm trong việc giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ. 

Mong đợi tái khám

Hãy tái khám định kỳ sau điều trị để theo dõi sự phục hồi cơ thể. Theo nguồn: medicalnewstoday.com.Hãy tái khám định kỳ sau điều trị để theo dõi sự phục hồi cơ thể. Theo nguồn: medicalnewstoday.com.

Ngay cả khi bạn đã hoàn thành việc điều trị ban đầu, sẽ có các cuộc tái khám, bao gồm cả xét nghiệm để theo dõi sự phục hồi của bạn.

Tỷ lệ sống đối với ung thư phổi giai đoạn 4 là bao nhiêu?

Tỷ lệ sống của ung thư phổi giai đoạn 4 là tỷ lệ số người sống trong một số năm nhất định sau khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. 

Ví dụ: tỷ lệ sống sau 5 năm là 6% có nghĩa là trung bình có khoảng 6% những người bị ung thư phổi giai đoạn 4 vẫn sống sau 5 năm. 

Tỷ lệ sống sau của ung thư dựa trên số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu của Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng (SEER) của NCI. 

Hãy nhớ rằng tỷ lệ sống sót chỉ là ước tính. Cơ thể của mỗi người phản ứng với căn bệnh và cách điều trị khác nhau. 

Tỷ lệ sống sót tương đối cũng chưa tính đến những cải thiện mới trong điều trị. Chúng dựa trên chẩn đoán và điều trị ít nhất 5 năm trước đó. Các phương pháp điều trị mới đang được nghiên cứu và cải tiến mỗi ngày. 

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm dưới đây do Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cung cấp dựa trên những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 từ năm 2009 đến năm 2015.

Giai đoạn

Tỷ lệ sống sau 5 năm

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4

7%

Ung thư phổi không tế bào nhỏ tất cả các giai đoạn

25%

Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn 4

3%

Ung thư phổi tế bào nhỏ tất cả các giai đoạn

7%

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

Các lựa chọn điều trị cho ung thư phổi giai đoạn cuối 4a hoặc 4b khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ di căn, có bất kỳ đột biến gen nào xảy ra hay không và sức khỏe tổng thể của bạn. 

Trước khi bắt đầu điều trị ung thư phổi giai đoạn 4, khối u có thể được kiểm tra các đột biến di truyền, chẳng hạn như gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). Nếu bạn có gen bị đột biến, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị thuốc đích. 

Mặc dù các phương pháp điều trị phổ biến sau đây không có khả năng chữa khỏi ung thư phổi nhưng chúng giúp bạn cảm thấy tốt hơn và sống lâu hơn.

Xạ trị là một lựa chọn điều trị trong ung thư phổi giai đoạn 4. Theo nguồn: acibademinternational.com.Xạ trị là một lựa chọn điều trị trong ung thư phổi giai đoạn 4. Theo nguồn: acibademinternational.com.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch.

Xạ trị

Xạ trị giúp thu nhỏ kích thước khối u. Nó được chỉ định điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 ở những người không thể điều trị hóa trị liệu.

Điều trị đích

Các loại thuốc như chất ức chế EGFR và chất ức chế ALK nhằm vào các đột biến gen nhất định trong tế bào ung thư phổi, giúp làm chậm sự phát triển của khối u.

Liệu pháp miễn dịch

Các loại thuốc được gọi là chất ức chế điểm kiểm soát có thể được sử dụng để giúp hệ thống miễn dịch của bạn nhận ra và tấn công các tế bào ung thư phổi.

Liệu pháp quang động

 Các tác nhân nhạy cảm với ánh sáng và ánh sáng được sử dụng để thu nhỏ các khối u khi nó chưa lan ra ngoài phổi.

Phẫu thuật

Các khối u trong phổi hoặc khoang ngực và các hạch bạch huyết được phẫu thuật cắt bỏ nếu chúng gây đau

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4, nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tiên tuổi thọ của bạn, bao gồm: 

  • Sức khỏe tổng quát. Thông thường, nếu bạn khỏe mạnh khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng chịu đựng tốt hơn các phương pháp điều trị kéo dài sự sống tốt hơn.
  • Tuổi. Mặc dù dữ liệu về kết quả của những người lớn tuổi bị ung thư phổi còn hạn chế, nhưng một nghiên cứu nhỏ năm 2013 nhận thấy tuổi càng cao liên quan đến khả năng sống sót sau ung thư phổi càng kém.
  • Giới tính. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ, nguy cơ một phụ nữ phát triển ung thư phổi vào một thời điểm nào đó trong đời là khoảng 1/17, trong khi đối với nam giới, nguy cơ mắc bệnh là 1/15.
  • Chủng tộc. Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cũng chỉ ra rằng trong khi phụ nữ da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn hơn phụ nữ da trắng 14%, thì đàn ông da đen có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn đàn ông da trắng khoảng 15%, điều này có khả năng là do tác động của các yếu tố liên quan đến môi trường và chăm sóc sức khỏe toàn thân. 
  • Đáp ứng với điều trị. Nếu cơ thể của bạn đáp ứng tốt với điều trị ung thư, bạn có cơ hội sống sót cao hơn.
  • Đột biến gen. Đột biến gen EGFR phổ biến hơn ở phụ nữ và những người không hút thuốc bị ung thư phổi. Các liệu pháp thuốc đích nhắm vào gen EGFR và các đột biến di truyền khác, làm tăng tỷ lệ sống sót.
  • Loại ung thư phổi và vị trí khối u. Một số típ ít gặp hơn của ung thư phổi, chẳng hạn như ung thư biểu mô phổi tế bào lớn, có độ ác tính cao hơn những típ khác. Theo một nghiên cứu ban đầu, một khối u nằm trong phế nang (ung thư biểu mô tuyến tiểu phế quản phế nang), thay vì tế bào phổi mang lại cơ hội sống sót cao hơn.
  • Hút thuốc lá. Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy những người bị ung thư phổi giai đoạn 4 bỏ thuốc lá trước khi bắt đầu hóa trị liệu đã tăng thêmthời gian sống lên đến 6 tháng.
  • Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Dựa trên điểm số Trạng thái hoạt động của Nhóm Ung thư Hợp tác miền Đông (ECOG), những người bị ung thư phổi có khả năng thực hiện các chức năng hàng ngày có thể sống lâu hơn những người bị ung thư phổi chỉ ngồi trên giường hoặc ghế hơn 50% thời gian.

Những gì có thể được mong đợi khi đến giai đoạn cuối ung thư phổi?

Thường ở giai đoạn này, nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ thay vì chữa bệnh. 

Ung thư phổi giai đoạn cuối 4a gây ra các triệu chứng như: 

  • Mệt mỏi. Điều này bao gồm mệt mỏi về thể chất, cảm xúc và tinh thần.
  • Thay đổi cảm xúc. Một số người nhận thấy rằng họ trở nên ít quan tâm đến những thứ mà họ từng quan tâm.
  • Đau đớn. Đau dữ dội và khó chịu có thể xảy ra, nhưng nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau để cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Khó thở. Khó thở không phải là biểu hiện hiếm. Bạn có thể học các kỹ thuật hữu ích và nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ giới thiệu các thuốc để giúp dễ thở và giảm lo lắng.
  • Ho khan. Ho dai dẳng do khối u chặn đường thở. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ lập một kế hoạch điều trị để giúp giảm bớt và kiểm soát cơn ho.
  • Sự chảy máu. Nếu khối u di căn vào đường thở lớn, nó có nguy cơ gây chảy máu. Bác sĩ cân nhắc điều trị bằng tia xạ hoặc một thủ thuật khác.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn. Mệt mỏi, khó chịu và một số loại thuốc khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn. Bạn thấy ăn không ngon và dường như no nhanh hơn.

Ung thư phổi giai đoạn cuối 4b khi tế bào u đã di căn đến các cơ quan khác cũng gây ra một số triệu chứng sau: 

  • Đau xương hoặc gãy xương nếu nó di căn đến xương.
  • Nhức đầu, gặp các vấn đề về thị lực hoặc co giật nếu nó di căn não.
  • Buồn nôn, chướng bụng hoặc vàng da nếu nó di căn gan.

Những gì xảy ra đối với người chăm sóc

Là một người chăm sóc, bạn có thể nhận thấy người thân của mình trải qua nhiều triệu chứng và thay đổi được liệt kê ở trên, từ giảm cảm giác thèm ăn, khó thở đến thay đổi cảm xúc. 

Người thân của bạn đôi khi cũng trải qua những thay đổi về tâm linh, cho dù họ có theo đạo hay không. 

Mục tiêu là cung cấp dịch vụ chăm sóc nhân ái, lấy con người làm trung tâm để mang lại chất lượng cuộc sống được cải thiện cùng với kết quả sức khỏe tốt nhất có thể. 

Việc chăm sóc thường gây mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất. Điều này dẫn đến cảm giác choáng ngợp và quá tải, một tình trạng được gọi là kiệt sức của người chăm sóc. 

Các dấu hiệu, triệu chứng về thể chất bao gồm: 

  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu thường xuyên
  • Tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn

Các dấu hiệu và triệu chứng về cảm xúc của kiệt sức bao gồm:

  • Lo âu
  • Phiền muộn
  • Kiệt sức
  • Cáu gắt
  • Thiếu năng lượng

Điều quan trọng là người chăm sóc cũng phải tự chăm sóc sức khỏe của mình và yêu cầu hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết. 

Tổng kết

Bằng cách hiểu về tiên lượng ung thư phổi giai đoạn 4, bạn có thể đoán trước được những gì mình sẽ trải qua khi tiến hành quá trình điều trị. 

Với sự chuẩn bị, bạn nên sẵn sàng đưa ra quyết định. Điều này sẽ tối đa hóa các lựa chọn điều trị và mang lại sự thoải mái. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!