Video Ung thư phổi | Loại bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao
Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các hệ thống phân chia giai đoạn khác nhau cho các típ chính của ung thư phổi, tiên lượng và tổng quan về các triệu chứng và chẩn đoán.
Giai đoạn Ung thư phổi
Cả hai típ chính của ung thư phổi đều có các hệ thống phân chia giai đoạn khác nhau.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm 80–85% các trường hợp ung thư phổi. Ba dưới típ chính là:
- Ung thư biểu mô tuyến: Khoảng 40% người bị ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến. Nó thường phát triển ở vùng ngoại vi của phổi và có xu hướng phát triển chậm hơn hai dưới típ còn lại. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ có cơ hội tốt hơn để tìm và điều trị khối u trước khi nó di căn
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại này chiếm khoảng 25%-30% các trường hợp ung thư phổi. Nó phát triển từ các tế bào lót bên trong đường thở. Ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát triển ở vùng trung tâm của phổi.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn: Khoảng 10-15% ung thư phổi thuộc nhóm này. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của phổi và có xu hướng tiến triển nhanh hơn các loại khác.
Các bác sĩ thường sử dụng các tiêu chí sau để phân giai đoạn NSCLC:
- Kích thước và vị trí của khối u
- Số lượng các hạch bạch huyết lân cận mà ung thư đã di căn
- Liệu ung thư đã di căn xa
Sử dụng các tiêu chí này, họ sẽ xếp loại giai đoạn NSCLC, gồm:
Giai đoạn 1
Khối u nằm ở một bên phổi và không di căn đến bất kỳ hạch bạch huyết hoặc cơ quan nào ở xa.
Giai đoạn 2
Ung thư có chiều ngang lớn hơn 3cm. Nó có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết bên trong phổi nhưng chưa di căn đến kỳ cơ quan nào ở xa.
Giai đoạn 3
Ung thư có chiều ngang trên 7 cm. Nó có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết ở giữa ngực nhưng chưa di căn đến bất kỳ cơ quan nào ở xa. Giai đoạn 3 có hai dưới típ:
- 3a: Ung thư chưa di căn sang bên ngực đối diện.
- 3b: Ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết ở phổi đối diện hoặc gần xương đòn.
Giai đoạn 4
NSCLC đã di căn sang phổi còn lại, đến khoang màng phổi và khoang màng tim, hoặc đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan ở xa.
Ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15% tất cả các trường hợp ung thư phổi.
Phân loại phổ biến nhất áp dụng cho SCLC chia bệnh thành hai giai đoạn:
Giai đoạn khu trú
Ung thư chỉ phát triển ở một bên của ngực và liên quan đến một vùng phổi, các hạch bạch huyết hoặc cả hai.
Giai đoạn lan rộng
Ung thư đã lan sang bên ngực đối diện hoặc bên ngoài lồng ngực.
Tỷ lệ sống Ung thư phổi
Các chuyên gia thường đề cập đến tỷ lệ sống sau 5 năm. Đây là con số thể hiện cơ hội sống của một người từ trên 5 năm sau khi được chẩn đoán, so với một người không bị ung thư.
ACS sử dụng cách phân chia giai đoạn sau để ước tính cơ hội sống sau 5 năm hoặc lâu hơn sau khi được chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc không tế bào nhỏ:
- Giai đoạn khu trú: Tại thời điểm chẩn đoán, ung thư chỉ giới hạn ở một phần cơ thể.
- Giai đoạn vùng: Nó đã lan sang các mô lân cận.
- Giai đoạn di căn xa: Bệnh lan ra khắp cơ thể và ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Theo ACS, tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ như sau:
Giai đoạn khu trú | 6% |
Giai đoạn vùng | 35% |
Giai đoạn di căn | 7% |
Tất cả các giai đoạn | 25% |
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, tuổi thọ như sau:
Giai đoạn khu trú | 27% |
Giai đoạn vùng | 16% |
Giai đoạn di căn | 3% |
Tất cả các giai đoạn | 7% |
Tiên lượng Ung thư phổi
Tiên lượng của một người bị ung thư phổi phụ thuộc vào típ và giai đoạn.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian sống, bao gồm:
- Tuổi
- Giới
- Mức độ phản ứng viêm
- Thể trạng bệnh nhân
Thể trạng bệnh nhân đề cập đến khả năng tự chăm sóc bản thân của một người trước khi bệnh ung thư phát triển. Những người cần được hỗ trợ nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, vì bất cứ lý do gì, có thể có tiên lượng kém hơn. Phản ứng viêm đề cập đến cách hệ thống miễn dịch phản ứng với bất kỳ yếu tố bất lợi nào đối với cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2015 cho rằng phản ứng viêm và thể trạng bệnh nhân có ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Các tác giả thấy điều này có thể quan trọng hơn tuổi tác hoặc giới tính.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng điều này có khả năng đúng, đặc biệt đối với những người mắc SCLC.
Các bệnh khác, chẳng hạn như viêm phổi, cũng tác động đến thời gian sống của người bị ung thư phổi. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 đã kết luận rằng những người bị ung thư phổi dễ bị tổn thương khi đối mặt với COVID-19. Họ cần phải ở trong bệnh viện với thời gian dài hơn và có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính cao hơn.
Tiên lượng đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường tốt hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Tuy nhiên, ung thư ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau và không thể dự đoán chính xác kết quả của từng cá nhân.
Triệu chứng Ung thư phổi
Các triệu chứng ung thư phổi nhiều khi giống với các triệu chứng của viêm phế quản hoặc viêm phổi. Đây là một phần lý do tại sao hơn 70% ung thư phổi đã ở giai đoạn nặng khi phát hiện ra, theo một đánh giá năm 2015.
ACS khuyên bạn nên khám bác sĩ nếu các triệu chứng sau trở nên rõ ràng:
- Ho dai dẳng thường xuyên kèm theo máu hoặc đờm sẫm màu
- Nói khan
- Tức ngực
- Khó thở
- Thở khò khè
- Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
- Mệt mỏi hoặc suy nhược
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Giảm cân
Các triệu chứng xuất hiện thêm khi ung thư phổi tiến triển, bao gồm:
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc co giật, có khả năng thấy ung thư đã di căn đến hệ thần kinh
- Vàng da, do ung thư di căn đến gan
- U bên dưới da nếu ung thư đã đến các hạch bạch huyết
- Đau lưng
- Đau hông
- Đau xương
Sàng lọc Ung thư phổi
Việc sàng lọc giúp phát hiện sớm ung thư phổi trước khi nó chuyển sang giai đoạn muộn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Các bác sĩ khuyên bạn nên chụp CT liều thấp để tầm soát ung thư phổi.
ACS xác định những người có các tiêu chí sau đây là phù hợp để khám sàng lọc ung thư phổi:
- Tuổi 55–74
- Hiện đang hút thuốc hoặc tiền sử hút thuốc trong 15 năm
- Có tiền sử hút thuốc tương đương một gói mỗi ngày trong 30 năm, hai gói mỗi ngày trong 15 năm.
Những người thuộc các nhóm nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc liệu việc khám sàng lọc có phù hợp với họ hay không.
Chẩn đoán Ung thư phổi
Nếu các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư phổi, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang phổi.
Nếu chụp X-quang phát hiện dấu hiệu của khối u hoặc không xác định được lý do gây ra các triệu chứng ở ngực, bác sĩ cần yêu cầu chụp thêm CT. Chụp CT tạo ra hình ảnh chi tiết hơn và bộc lộ được kích thước, hình dạng và vị trí của khối u trong phổi.
Bước tiếp theo là xác định xem nốt, khối hoặc các đặc điểm liên quan khác trên chụp CT có phải là ung thư phổi hay không và nếu có thì là loại nào.
Để đạt được điều này, bác sĩ sẽ cần tiến hành sinh thiết mô phổi bằng kim hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, kiểm tra các mẫu tế bào từ đờm hoặc chất lỏng xung quanh phổi cũng góp phần đưa ra chẩn đoán.
Tổng kết
Các bác sĩ sử dụng các hệ thống phân giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư phổi. Các giai đoạn phụ thuộc vào kích thước của khối u, nó đã lan rộng chưa và nó đã di căn đến đâu.
Đôi khi, các triệu chứng ung thư phổi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi, có nghĩa là không phải lúc nào bác sĩ cũng chẩn đoán được bệnh cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Tuy nhiên, tầm soát sẽ giúp ích trong một số trường hợp và chẩn đoán sớm khi ung thư phổi đang ở giai đoạn dễ điều trị.
Bất kỳ ai gặp các triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
- Những dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi mà bạn cần biết
- Tiên lượng ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn 4): Tỉ lệ sống sót, điều trị...
- Tỷ lệ sống của bệnh ung thư phổi: Giai đoạn, tuổi, phân loại...
- Ung thư phổi ở nữ giới: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi ở nam giới là gì?