Thuốc Tobramycin - Ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng - Cách dùng

Tobramycin là một thuốc được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vậy thuốc Tobramycin được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của thuốc Tobramycin 

Tobramycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces tenebrarius.

Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương:

  • Vi khuẩn hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus
  • Vi khuẩn hiếu khí gram âm: Citrobacter sp.Enterobacter sp.Escherichia coliKlebsiella sp.Morganella morganiiPseudomonas aeruginosaProteus mirabilisProteus vulgarisProvidencia sp.Serratia sp.

Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.
Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.

Thuốc Tobramycin được bào chế dưới dạng:

  • Thuốc tiêm: 20 mg/2 ml, 25 mg/2,5 ml, 40 mg/1 ml, 60 mg/6 ml, 75 mg/1,5 ml, 80 mg/8 ml, 80 mg/2 ml, 100 mg/2 ml, 240 mg/6 ml, 1,2 g/30 ml, 2g/50 ml.
  • Dịch truyền: 60 mg/50 ml, 80 mg/100 ml.
  • Bột vô khuẩn để pha tiêm: Lọ 1,2 g.
  • Dung dịch phun sương: 300 mg/5 ml, 300 mg/4 ml.
  • Bột hít: 28 mg/nang.
  • Dung dịch nhỏ mắt: 0,3% (lọ 5 ml) (chứa benzakonium clorid).
  • Mỡ tra mắt: 0,3% (tuýp 3,5 g) (chứa clorobutanol).

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Tobramycin 

Chỉ định 

Tobramycin phối hợp với một kháng sinh khác được chỉ định trong một số nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (dựa vào nuôi cấy vi khuẩn) bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc.
  • Viêm màng não (kèm theo điều trị tại chỗ).
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn da nặng (nhiễm tụ cầu ác tính ở mặt: Đinh râu).
  • Nhiễm khuẩn khớp.

Liệu pháp hít: Dùng riêng cho người bị xơ nang tuyến tụy nhiễm Ps. aeruginosa ở người lớn và trẻ ≥ 6 tuổi.

Tobramycin có thể dùng dưới dạng thuốc nước hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh nhiễm khuẩn ở mắt và dạng dung dịch phun sương và bột hít để xông cho người bệnh xơ nang - nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa.

Tobramycin dùng để điều trị nhiễm trùng khớpTobramycin dùng để điều trị nhiễm trùng khớp

Chống Chỉ Định 

Quá mẫn với tobramycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycoside, người bị nhược cơ, người nghe kém và có bệnh thận.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Tobramycin 

Người lớn

Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch liều 3 mg/kg/ ngày, chia làm 3 liều nhỏ cách nhau 8 giờ/lần hoặc cho 1 lần/ngày.

Nếu nhiễm khuẩn nặng: 5 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ cho cách nhau 6 - 8 giờ/lần, hoặc cho 1 lần/ngày (giảm xuống 3 mg/kg càng sớm càng tốt khi điều kiện lâm sàng cho phép).

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiêm bắp 2 - 3 mg/kg/ngày, 1 liều duy nhất.

Viêm phổi mạn do Pseudomonas aeruginosa ở người bị xơ nang tuyến tụy:

  • Hít dung dịch phun sương: Dùng liều 300 mg, cách nhau 12 giờ (không cho liều < 6 giờ), trong 28 ngày. Liệu trình sau lặp lại cách nhau 28 ngày (nghỉ 28 ngày, rồi lại tiếp tục).
  • Hít bột hít: Dùng liều 112 mg (4 x 28 mg/nang), cách nhau 12 giờ (không cho liều < 6 giờ), trong 28 ngày. Liệu trình sau lặp lại cách nhau 28 ngày (nghỉ 28 ngày, rồi lại tiếp tục).

Thuốc mỡ tobramycin tra mắt: Tra vào kết mạc một dải thuốc mỡ (khoảng 1,25 cm), mỗi ngày 2 - 3 lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa hoặc cách 3 - 4 giờ tra một lần cho đến khi bệnh có chuyển biến, (sau đó giảm số lần tra trước khi ngừng thuốc) khi bị nhiễm khuẩn nặng.

Dung dịch tobramycin tra mắt: Tra 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Với nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra.

Trẻ em

Nhiễm khuẩn huyết trẻ sơ sinh:

Dùng liều cho cách nhau xa (≥ 24 giờ/lần) tiêm tĩnh mạch trong 3 - 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch:

  • Trẻ sơ sinh < 32 tuần tuổi sau tắt kinh: 4 - 5 mg/kg, cách 36 giờ/lần.
  • Trẻ sơ sinh ≥ 32 tuần tuổi sau tắt kinh: 4 - 5 mg/kg, cách 24 giờ/lần.

Dùng nhiều liều/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch:

  • Trẻ sơ sinh < 7 ngày tuổi: 2 mg/kg, cách 12 giờ/lần.
  • Trẻ sơ sinh 7 - 28 ngày tuổi: 2 - 2,5 mg/kg, cách 8 giờ/lần.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và các nhiễm khuẩn TKTW khác, nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận bể thận cấp, viêm phổi mắc tại bệnh viện:

Phác đồ nhiều liều/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm 3 - 5 phút:

  • Trẻ nhỏ 1 tháng tuổi - 12 tuổi: 2 - 2,5 mg/kg, cách 8 giờ/lần.
  • Trẻ em 12 - 18 tuổi: 1 mg/kg, cách 8 giờ/lần; nhiễm khuẩn nặng:

Tối đa 5 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, cách nhau 6 - 8 giờ/lần (giảm xuống 3 mg/kg/ngày ngay khi có thể).

Phác đồ 1 liều/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch:

  • Trẻ 1 tháng tuổi - 18 tuổi: Ban đầu 7 mg/kg, sau đó điều chỉnh tùy theo nồng độ tobramycin huyết thanh.

Nhiễm Ps. aeruginosa ở phổi ở trẻ em bị xơ nang tuyến tụy:

Phác đồ nhiều liều/ngày tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút:

  • Trẻ 1 tháng tuổi - 18 tuổi: 8 - 10 mg/kg/ngày, chia làm 3 liều nhỏ.

Phác đồ 1 liều/ngày tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút:

  • Trẻ 1 tháng tuổi - 18 tuổi: Ban đầu 10 mg/kg (tối đa 660 mg), sau đó điều chỉnh tùy theo nồng độ tobramycin huyết thanh.

Đối tượng khác

  • Suy thận

Nếu dùng phác đồ thông thường (nhiều liều/ngày):

  • Clcr ≥ 60 ml/phút: Cho cách 8 giờ/lần.
  • Clcr 40 - 60 ml/phút: Cho cách 12 giờ/lần.
  • Clcr 20 - 40 ml/phút: Cho cách 24 giờ/lần.
  • Clcr 10 - 20 ml/phút: Cho cách 48 giờ/lần.
  • Clcr < 10 ml/phút: Cho cách 72 giờ/lần.

Phác đồ liều cao (1 liều/ngày hoặc trên 1 ngày): Cách 48 giờ/lần cho người suy thận có Clcr 30 - 59 ml/phút và điều chỉnh liều theo nồng độ thuốc huyết thanh.

Tác dụng phụ thuốc Tobramycin 

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kì dấu hiệu dị ứng nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Cần gọi cấp cứu nếu thấy dấu hiệu phát ban khi dùng thuốcCần gọi cấp cứu nếu thấy dấu hiệu phát ban khi dùng thuốc

Tobramycin có thể làm phá hủy dây thần kinh và có thể gây mất thính lực vĩnh viễn. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Tê, ngứa ran, tê cứng cơ hoặc co giật không kiểm soát được;
  • Chóng mặt, cảm giác xoay vòng, co giật (động kinh);
  • Mất thính lực, hoặc cảm giác có tiếng chuông hoặc âm thanh ầm ầm trong tai (ngay cả sau khi bạn đã ngừng sử dụng thuốc tiêm tobramycin).
  • Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:
  • Sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hoặc không tiểu được;
  • Nhầm lẫn, mất cảm giác ngon miệng, nôn mửa, đau ở bên hong và thắt lưng;
  • Sốt;
  • Các phản ứng nghiêm trọng về da – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng mắt, đau da, kèm theo là phát ban đỏ hoặc tím (đặc biệt là ở mặt hoặc phần phía trên của cơ thể) và gây ra phồng rộp và bong tróc.

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý thuốc Tobramycin 

  • Tác dụng phụ của aminoglycosid (bao gồm tobramycin) liên quan đến liều, phải thận trọng dùng đúng liều, điều trị tiêm không được vượt quá 7 ngày.
  • Phải đánh giá chức năng thận trước và trong khi điều trị. Nếu có thể, phải điều trị tình trạng mất nước trước khi bắt đầu điều trị tobramycin.
  • Để tối ưu hóa liều dùng và tránh nhiễm độc, phải giám sát nồng độ tobramycin huyết thanh.
  • Phải dùng thận trọng aminoglycoside ở người cao tuổi vì nhiễm độc tai và thận thường xảy ra nhất. Cần giảm liều.
  • Aminoglycoside nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân bị rối loạn cơ, chẳng hạn như bệnh nhược cơ hoặc bệnh Parkinson.
  • Trong quá trình điều trị, cần định kỳ đo nồng độ đỉnh và đáy của thuốc trong huyết thanh. Cần theo dõi thính giác, tiền đình và chức năng thận ở người bệnh đã biết hoặc nghi ngờ bị suy giảm chức năng thận. Đã thấy có dị ứng chéo với các aminoglycoside khác.
  • Tobramycin làm tăng khả năng độc về thính giác trong trường hợp phối hợp với cephalosporin. Người ta đã chứng minh không phải nồng độ đỉnh cao gây ra độc tính với cơ quan thính giác và với thận. Vì vậy dùng 1 liều duy nhất/ngày tiêm tĩnh mạch có thể tốt hơn là dùng liều chia nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh chỉ được dùng tobramycin khi mắc bệnh nặng đe dọa tính mạng.

Phụ nữ có thai

Tobramycin tập trung ở thận thai nhi và đã được chứng minh gây điếc bẩm sinh cả hai bên tai không hồi phục. Vì vậy phải cân nhắc lợi hại thật cẩn thận khi phải dùng thuốc này trong những tình trạng đe dọa tính mạng hoặc trong những bệnh nặng mà các thuốc khác không dùng được hoặc không có hiệu lực.

Phụ nữ cho con bú

Tobramycin có tiết vào sữa mẹ, nhà sản xuất khuyến cáo không nên dùng khi đang cho con bú, hoặc không cho con bú khi đang dùng thuốc. Tuy nhiên thuốc rất ít được hấp thu qua đường uống và chưa có thông báo về tác dụng có hại đối với trẻ đang bú mẹ.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng khống đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc Tobramycin 

Thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Không khuyến khích bạn sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Không khuyến khích bạn sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây, dù chúng có thể cần chỉ định dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Alcuronium;
  • Atracurium;
  • Cidofovir;
  • Cisatracurium;
  • Natri colistimethate;
  • Decamethonium;
  • Doxacurium;
  • Axit ethacrynic;
  • Fazadinium;
  • Foscarnet;
  • Furosemide;
  • Gallamine;
  • Hexafluorenium;
  • Lysine;
  • Mannitol;
  • Metocurine;
  • Mivacurium;
  • Pancuronium;
  • Pipecuronium;
  • Rapacuronium;
  • Rocuronium;
  • Succinylcholine;
  • Tacrolimus;
  • Tubocurarine;
  • Vancomycin;
  • Vecuronium.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Cisplatin;
  • Cyclosporine.

Thức ăn và rượu bia 

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh hen suyễn;
  • Có tiền sử dị ứng sulfite – thuốc này có chứa sodium bisulfite có thể gây phản ứng dị ứng ở những bệnh nhân có tình trạng này;
  • Bị bỏng, lan rộng;
  • Bệnh xơ nang -sử dụng một cách thận trọng vì bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều của bạn nếu bạn có những tình trạng bệnh lý này;
  • Bệnh thận – thuốc có thể làm gia tăng nồng độ tobramycin trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng;
  • Bệnh thận nghiêm trọng;
  • Các vấn đề về cơ;
  • Nhược cơ (yếu cơ trầm trọng);
  • Các vấn đề về thần kinh;
  • Bệnh Parkinson-sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho những bệnh lý này trở nên tồi tệ hơn.

Bảo quản thuốc Tobramycin 

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

  • Xử trí khi quá liều 

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

  • Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!