Lysine là gì? Lợi ích và tác dụng phụ

Lysine là một trong những axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và cần phải bổ sung thông qua thực phẩm.


Lợi ích sức khỏe mà Lysine và chế phẩm bổ sung mang lại bao gồm: Cải thiện vết loét lạnh do virus herpes simplex gây ra, giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt Lysine. 

Bài viết này giúp bạn tìm hiểu Lysine là gì, cách sử dụng, những lợi ích và rủi ro của việc bổ sung Lysine.  

Lysine là gì?

Lysine hay còn được gọi là L-lysine, một axit amin cần thiết cho cơ thể. Axit amin được ví như mảnh ghép cấu tạo nên phân tử protein vì chúng kết hợp với các hợp chất khác nhau để tạo thành chất dinh dưỡng đa lượng. 

Không giống như một số axit amin khác, cơ thể không thể tự tổng hợp Lysine được. Do đó, chỉ có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống. 

Lợi ích sức khỏe của Lysine

Xem chi tiết: 4 lợi ích sức khỏe ấn tượng của Lysine

Cơ thể cần Lysine để duy trì hoạt động sống hàng ngày.   Nguồn ảnh: PinterestCơ thể cần Lysine để duy trì hoạt động sống hàng ngày. Nguồn ảnh: Pinterest

Lysine là một thành phần quan trọng của protein, giúp mô cơ quan phát triển và phục hồi sau tổn thương. Các lợi ích khác của Lysine bao gồm: 

  • Giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt và kẽm.
  • Thúc đẩy tăng trưởng collagen.
  • Giúp sản xuất các enzym, kháng thể và hormon.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ Lysine, có thể xuất hiện các triệu chứng sau: 

Dưới đây, là những lợi ích sức khỏe mà chế phẩm bổ sung Lysine có thể mang lại. 

Điều trị vết loét lạnh 

Bổ sung Lysine có thể giúp ngăn ngừa virus HSV-1 sản sinh. Nguồn ảnh: praxisvita.deBổ sung Lysine có thể giúp ngăn ngừa virus HSV-1 sản sinh. Nguồn ảnh: praxisvita.deLysine có thể giúp kiểm soát virus herpes simplex. Do đó, bổ sung Lysine có thể làm giảm số lượng và tần suất bùng phát vết loét lạnh do HSV type 1 gây ra. 

Lysine cũng có thể giúp điều trị herpes sinh dục. Theo một số khuyến cáo cho rằng: những người có tiền sử nhiễm herpes nên bổ sung 1.000-3.000 mg Lysine mỗi ngày. 

Hạ huyết áp

Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, Lysine có thể giúp hạ huyết áp ở những người có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các loại axit amin.  

Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi khẳng định chính xác liệu Lysine có phải là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tăng huyết áp hay không. 

Điều trị bệnh đái tháo đường

Kết quả của một nghiên cứu nhỏ trên 12 tình nguyện viên khỏe mạnh phát hiện ra rằng: Lysine có thể làm chậm sự gia tăng hàm lượng đường huyết sau khi ăn. 

Khám phá này có thể đem lại một phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh đái tháo đường nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

Lợi ích khác

Do Lysine giúp hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, vì vậy các nhà nghiên cứu quan tâm đến tiềm năng của các chế phẩm bổ sung Lysine như:

  • Ngăn ngừa mất khối lượng cơ và các bệnh lý cơ xương khớp ở người cao tuổi
  • Giảm lo lắng, căng thẳng
  • Ngăn ngừa mất và loãng xương bằng cách giúp cơ thể hấp thu canxi
  • Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của da
  • Điều trị bệnh zona
  • Điều hòa huyết áp
  • Ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch
  • Hỗ trợ mọc tóc
  • Duy trì sức mạnh cơ bắp ở các vận động viên thể hình
  • Giúp các vận động viên hồi phục sau các bài tập cường độ cao 

Nguồn thực phẩm cung cấp Lysine

Nguồn cung cấp Lysine chính là từ động vật, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa.   Nguồn ảnh: news.gymborg.com

Nguồn cung cấp Lysine chính là từ động vật, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. 

Nguồn ảnh: news.gymborg.com

Lysine có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các nguồn cung cấp Lysine chủ yếu có nguồn gốc động vật chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Đối với người ăn chay, các loại đậu và mầm lúa mì là những nguồn cung cấp axit amin dồi dào. 

Các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp cơ thể đáp ứng đủ lượng Lysine khuyến nghị hàng ngày: 

  • Thịt đỏ
  • Trứng
  • Cá chẳng hạn như cá tuyết hoặc cá mòi
  • Đậu
  • Đậu lăng
  • Phô mai 
  • Pho mát
  • Mầm lúa mì
  • Hạnh nhân
  • Đậu nành
  • Men bia
  • Spirulina, một loại tảo được các nhà sản xuất nén và bán ở dạng viên hoặc bột. 

Hầu hết mọi người, kể cả những người ăn chay đều nhận đủ Lysine từ chế độ ăn uống hàng ngày và không cần phải bổ sung thêm. 

Tác dụng phụ của Lysine

Uống bổ sung Lysine rất an toàn và dường như không gây ra nhiều tác dụng phụ. Hầu hết mọi người có thể dùng liều hàng ngày lên đến 3 g Lysine mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Tăng liều Lysine lên 10-15 g/ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như: 

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Co thắt dạ dày

Có những báo cáo về mối liên quan giữa chế phẩm bổ sung Lysine với bệnh thận và các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng: Chế phẩm bổ sung Lysine có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật và nồng độ cholesterol trong máu. 

Cách sử dụng và liều lượng 


Xem chi tiết: Lysine là thuốc gì? Công dụng và cách dùng

Lysine thường được dùng bằng đường uống, nhưng cũng có thể thoa lên da để điều trị vết loét lạnh. 

Các chuyên gia cho biết, Lysine có hiệu quả nhất khi uống lúc đói. 

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, một người 70 kg cần khoảng 800-3.000 mg Lysine mỗi ngày. Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng như sau:

  • 12 mg/kg trọng lượng cơ thể cho người lớn.
  • 44 mg/kg cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi.
  • 97 mg/kg cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi. 

Ở các nước phát triển, hầu hết mọi người đều nhận đủ Lysine mà không cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người ăn chay không ăn thịt, sữa và trứng nên đảm bảo bổ sung đủ lượng Lysine từ các nguồn thực vật. 

Những người đang hồi phục sau bỏng hoặc chấn thương nặng khác và tập luyện thường xuyên với cường độ cao có thể cần bổ sung lượng Lysine nhiều hơn mức trung bình hàng ngày. 

Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu về hàm lượng Lysine hiệu quả cho các mục đích lâm sàng. Một số nghiên cứu đã cho thấy lợi ích mà Lysine mang lại khi dùng liều từ 100 mg đến 4 g mỗi ngày. 

Những người sử dụng Lysine để tăng cường tập luyện có thể thu được nhiều lợi ích hơn nếu dùng trước khi ngủ hoặc tập thể dục.  

Những tương tác thuốc và rủi ro khi dùng Lysine

Lysine làm tăng sự hấp thu canxi ở ruột và bài tiết qua thận nên kiểm soát lượng Canxi tiêu thụ trong khi dùng Lysine. Nguồn ảnh: ramsayhunt.orgLysine làm tăng sự hấp thu canxi ở ruột và bài tiết qua thận nên kiểm soát lượng Canxi tiêu thụ trong khi dùng Lysine. Nguồn ảnh: ramsayhunt.org

Lysine tương tác với Arginine, là một axit amin hỗ trợ hệ tuần hoàn. Dùng một lượng lớn Lysine có thể làm giảm khả năng di chuyển Arginine trong cơ thể. 

Lysine có thể tương tác với thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid dẫn đến nguy cơ gây tổn thương thận. Các bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc kháng sinh như Streptomycin và Neomycin dùng đường tiêm để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Vì Lysine làm tăng khả năng hấp thu canxi, vì vậy nên theo dõi lượng canxi tiêu thụ khi sử dụng các chế phẩm bổ sung Lysine.  

Các bác sĩ không khuyến nghị bổ sung Lysine cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 

Những người dùng chế phẩm bổ sung Lysine nên theo dõi hàm lượng cholesterol định kỳ do có mối liên hệ tiềm ẩn với việc tăng cholesterol máu. 

Bất kỳ ai có vấn đề về thận hoặc gan nên tránh dùng chất bổ sung Lysine. 

Kết luận chung 

Lysine là một axit amin thiết yếu trong cơ thể và là một trong những phần tử quan trọng cấu tạo của protein cần thiết cho sức khỏe con người. Cơ thể không tự tổng hợp Lysine, nhưng hầu hết mọi người hấp thu đủ thông qua chế độ ăn uống để đảm bảo chức năng sống cơ bản. Lysine có rất ít tác dụng phụ được biết đến. 

Dữ liệu khoa học về một số lợi ích của Lysine vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đang khám phá việc sử dụng các chế phẩm bổ sung Lysine, đặc biệt là ở các vận động viên và những người không ăn chay. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại chế phẩm bổ sung nào.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!