Thuốc Theophylline - Điều trị thở khò khè, hơi thở nặng nề - Cách dùng

Thuốc Theophylline thường được dùng để ngăn ngừa và điều trị thở khò khè, hơi thở nặng nề, tức ngực trong bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng và một số bệnh về phổi khác. Thuốc có tác dụng mở rộng đường dẫn khí ở phổi, giúp bạn dễ thở hơn. Vậy thuốc Theophylline được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Theophylline

Theophylline (3,7-dihydro-1,3-dimethyl-1-H-purine-2,6-dione) là một thuốc làm giãn phế quản loại xanthin.

Theophylline trực tiếp làm dãn cơ trơn của đường phế quản và các mạch máu phổi. Người ta đã chứng minh rằng theophylline có hiệu lực trên tính co thắt của cơ hoành ở người bình thường và vì đó cải thiện sự co thắt ở bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính. Theophylline cũng là một chất kích thích hô hấp trung ương.

Từ nhiều năm, cơ chế tác động chính của các xanthin được nêu lên là sự ức chế phosphodiesterase mà kết quả là làm gia tăng AMP vòng. Tuy nhiên, ở nồng độ điều trị tác dụng này là không đáng kể. Các tác dụng khác mà dường như có xảy ra ở các nồng độ điều trị và có thể có vai trò trong cơ chế tác dụng của xanthine gồm có: ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản), kích thích các catecholamin nội sinh, đối kháng với các prostaglandins PGE2 và PGF2, trực tiếp tác dụng lên sự chuyển động của calci nội bào kết quả là sự dãn cơ trơn và có hoạt tính đồng vận beta adrenergic lên đường thở. 

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Theophylline

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang: 100 mg, 200 mg.
  • Viên nang giải phóng kéo dài: 50 mg, 60 mg, 65 mg, 75 mg, 100 mg, 125 mg, 130 mg, 200 mg, 250 mg, 260 mg, 300 mg, 400 mg.
  • Viên nén: 100 mg, 125 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg.
  • Viên nén giải phóng kéo dài: 100 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg, 400 mg, 450 mg, 500 mg, 600 mg.
  • Sirô: 50 mg/5 ml.
  • Dung dịch: 27 mg/5 ml, 50 mg/5 ml.
  • Theophylline (khan), đường trực tràng: Viên đạn đặt trực tràng 350 mg.
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: 0,4 mg/ml (400 mg); 0,8 mg/ml (400 và 800 mg); 1,6 mg/ml (400 và 800 mg); 2 mg/ml (200 mg); 3,2 mg/ml (800 mg); 4 mg/ml (200 và 400 mg) (theophylline khan trong dextrose 5%).

Theophylline là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp 100mg vào khoảng 75.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Theophylline

Chỉ định  Theophylline thường dùng để điều trị suy tim sung huyếtTheophylline thường dùng để điều trị suy tim sung huyết

  • Điều trị triệu chứng và tắc nghẽn đường thở còn hồi phục do hen mãn tính hoặc do các bệnh phổi mạn tính khác: Không khuyến cáo dùng theophylline uống làm thuốc điều trị lâu dài bệnh hen phế quản ở trẻ em ≤ 5 tuổi; đã được sử dụng có hiệu quả khi thêm vào (nhưng không được ưa chuộng) cho trẻ lớn hơn hoặc người lớn khi điều trị hen phế quản nặng cùng với thuốc hít hoặc uống glucocorticoid. Không khuyến cáo dùng theophylline điều trị hen tiến triển (đợt hen nặng).
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Theophylline (chế phẩm uống tác dụng kéo dài) có thể thêm hoặc thay thế liệu pháp các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (như tiotropium, hoặc chất chủ vận chọn lọc beta 2 hít).
  • Điều trị thất trái và suy tim sung huyết (chế phẩm uống tác dụng kéo dài).
  • Cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng.

Không dùng thuốc Theophylline cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với các xanthin hoặc các thành phần của thuốc.
  • Bệnh loét dạ dày tá tràng đang hoạt động, co giật, động kinh không kiểm soát.
  • Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Dạng uống tác dụng kéo dài: Chống chỉ định dùng đồng thời với ephedrin ở trẻ em dưới 6 tuổi (hoặc dưới 22 kg), trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Theophylline

Cách dùng

  • Uống: Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, với một cốc nước đầy, hoặc uống cùng thuốc kháng acid để giảm thiểu kích ứng tại chỗ. Thuốc giải phóng chậm không được nhai hoặc nghiền thuốc.
  • Tĩnh mạch: Thuốc có thể tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20 - 30 phút, liều nạp trên 30 phút) dạng không pha loãng, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chậm sau khi đã pha thuốc vào một lượng lớn dịch truyền (tốc độ truyền không quá 25 mg/phút).
  • Thuốc đạn theophylline bình thường không nên dùng vì hấp thu và tích lũy thất thường không dự đoán được.
  • Theophylline được dùng dưới dạng khan hoặc hydrat. Liều dùng của thuốc thường được tính theo dạng khan. 1,1 mg theophylline hydrat tương đương với 1 mg theophylline.

Liều dùng

Người lớn

  • Liều theophylline phải tính theo từng người bệnh, dựa trên nồng độ thuốc ổn định trong huyết thanh và cân nặng lý tưởng.
  • Đối với người béo phì, liều lượng được tính theo cân nặng lý tưởng của người bình thường tương ứng.

Triệu chứng cấp:

Liều tấn công (liều nạp):

  • Đợt cấp của hen phế quản: Tuy theophylline có thể dùng để làm đỡ các triệu chứng của hen, nhưng hiện nay không được dùng để điều trị đợt cấp của hen.
  • Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Theophylline được coi là liệu pháp tiêm tĩnh mạch hàng hai trong khoa cấp cứu hoặc trong bệnh viện khi điều trị bằng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn ít kết quả.
  • Nếu người bệnh không dùng theophylline trong vòng 24 giờ trước đó: Liều nạp là 4,6 mg/kg (tương đương 5,8 mg aminophylin) tiêm tĩnh mạch hoặc 5 mg/kg uống. Liều nạp sao cho đạt nồng độ thuốc trong huyết thanh xấp xỉ 10 microgam/ml.

Chú ý: Trung bình cứ mỗi liều 1 mg/kg làm nồng độ Theophylline huyết tăng 2 microgam/ml.

Nếu người bệnh đã dùng theophylline trong vòng 24 giờ trước đó: Không khuyến cáo liều nạp nếu chưa xác định nồng độ theophylline huyết thanh. Liều nạp được tính theo công thức sau:

Liều = (Nồng độ theophylline huyết thanh mong muốn - Nồng độ theophylline huyết thanh đo được) × Vd.

Liều duy trì:

  • Người lớn 16 - 60 tuổi (khỏe mạnh, không hút thuốc): 0,4 mg/kg/ giờ, tối đa 900 mg/ngày, trừ khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp cần dùng liều lớn hơn.

Bệnh mạn tính:

  • Hướng dẫn mới nhất cho rằng nên dùng liều theophylline thấp hơn, không dùng liều > 10 mg/kg/ngày cho trẻ ≥ 1 tuổi hoặc người lớn.
  • Dung dịch uống: Liều đầu tiên 300 mg/ngày, chia thành nhiều liều, dùng cách nhau 6 - 8 giờ.
  • Liều duy trì: 400 - 600 mg/ngày (tối đa 600 mg/ngày).
  • Uống viên giải phóng kéo dài: Liều đầu tiên: 300 - 400 mg, 1 lần/ngày; liều duy trì là 400 - 600 mg, 1 lần/ngày (tối đa 600 mg/ngày).
  • Kiểm tra lại nồng độ theophylin huyết thanh sau uống thuốc 3 ngày hoặc sau tiêm tĩnh mạch 12 giờ (trẻ em), 24 giờ (người lớn). Bệnh nhân duy trì liều uống có thể phải đánh giá lại cứ sau khoảng 6 - 10 tháng dùng thuốc.

Trẻ em

Triệu chứng cấp:

Liều nạp:

Giống liều người lớn.

Liều duy trì:

  • Trẻ nhỏ 6 - 52 tuần tuổi: Liều (mg/kg/giờ) = 0,008 × tuổi (tính theo tuần) + 0,21.
  • Trẻ 1 - 9 tuổi: 0,8 mg/kg/giờ.
  • Trẻ 9 - 12 tuổi: 0,7 mg/kg/giờ.
  • Trẻ 12 - 16 tuổi (hút thuốc hoặc hút cần sa): 0,7 mg/kg/giờ.
  • Trẻ 12 - 16 tuổi (không hút thuốc): 0,5 mg/kg/giờ, tối đa 900 mg/ngày, trừ khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp cần dùng liều lớn hơn.

Bệnh mãn tính:

Dung dịch uống:

  • Trẻ < 1 tuổi: Liều được điều chỉnh theo nồng độ đỉnh ổn định Theophylline huyết thanh.
  • Trẻ đẻ đủ tháng và < 26 tuần tuổi: Tổng liều hàng ngày (mg) = [(0,2 × số tuần tuổi) + 5] × thể trọng (kg); chia thành 3 liều, dùng cách nhau 8 giờ.
  • Trẻ đẻ đủ tháng và ≥ 26 tuần tuổi và < 52 tuần tuổi: Tổng liều hàng ngày (mg) = [(0,2 × số tuần tuổi) + 5] × thể trọng (kg); chia thành 4 liều, dùng cách nhau 6 giờ.
  • Trẻ ≥ 1 tuổi và < 45 kg: Liều đầu tiên: 10 - 14 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg/ngày), chia thành nhiều liều, dùng cách nhau 4 - 6 giờ. Liều duy trì: Tới 20 mg/kg/ngày (tối đa 600 mg/ngày).
  • Trẻ > 45 kg: Liều như người lớn.

Viên uống giải phóng kéo dài:

  • Trẻ ≥ 1 tuổi và < 45 kg: Đầu tiên: 10 - 14 mg/kg, 1 lần/ngày (tối đa 300 mg/ngày); liều duy trì tới 20 mg/kg/ngày (tối đa 600 mg/ngày).
  • Trẻ em > 45 kg: Liều như người lớn.

Đối tượng khác

Liều duy trì người lớn trên 60 tuổi: 0,3 mg/kg/giờ, tối đa 400 mg/ngày trừ khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp cần dùng liều lớn hơn, theo dõi cẩn thận và giảm liều (khi cần).

Suy gan:

  • Độ thanh thải của thuốc có thể giảm 50% hoặc nhiều hơn ở những bệnh nhân xơ gan, viêm gan cấp, ứ mật. Phải chú ý theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh để giảm liều thích hợp.

Suy thận:

  • Không cần điều chỉnh liều cho người suy thận ở người lớn và trẻ em > 3 tháng tuổi. Cần chú ý cẩn thận đến việc giảm liều và theo dõi thường xuyên nồng độ theophyllinee trong huyết thanh ở trẻ sơ sinh bị suy giảm chức năng thận.

Tác dụng phụ thuốc Theophylline

Theophylline có thể gây rối loạn tiêu hóaTheophylline có thể gây rối loạn tiêu hóa

Theophylline có thể gây ra tác dụng phụ. Bạn hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau: đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu, bồn chồn, mất ngủ, cáu gắt.

Nếu bạn gặp một trong những tác dụng phụ sau, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay:

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Theophylline

Lưu ý chung

  • Không tiêm tĩnh mạch theophylline cho người bệnh đã dùng theophylline uống vì có thể xảy ra loạn nhịp tim gây tử vong. Bao giờ cũng phải bắt đầu điều trị hen với thuốc kích thích beta 2 và corticosteroid.
  • Không dùng đồng thời theophylline với những thuốc xanthin khác.
  • Những người hút thuốc có thể cần liều lớn hơn hoặc nhiều lần hơn, vì độ thanh thải theophylline có thể tăng và nửa đời giảm ở người nghiện thuốc lá so với người không hút thuốc.
  • Dùng thận trọng theophylline ở người có loét dạ dày, tăng năng tuyến giáp, tăng nhãn áp, đái tháo đường, giảm oxygen máu nặng, tăng huyết áp, động kinh.
  • Dùng thận trọng theophylline cho người có đau thắt ngực hoặc thương tổn cơ tim vì khi cơ tim bị kích thích có thể có hại. Vì theophylline có thể gây loạn nhịp và/hoặc làm xấu thêm loạn nhịp có sẵn, bất cứ một thay đổi đáng kể nào về tần số và/hoặc nhịp tim đều cần theo dõi điện tâm đồ và các thăm khám khác.
  • Do hấp thu và tích lũy thất thường và không thể tiên đoán, nên thuốc đạn trực tràng theophylline có khuynh hướng gây độc nhiều hơn những dạng thuốc khác và do đó thường không được sử dụng

Lưu ý với phụ nữ có thai

Theophylline dễ dàng vào nhau thai. Tuy chưa thấy có bằng chứng độc hại đối với thai khi mẹ dùng theophylline, thận trọng ở người mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Theophylline phân bố trong sữa mẹ và có thể gây ADR nghiêm trọng ở trẻ nhỏ bú sữa, phải cân nhắc xem nên ngừng cho con bú hay ngừng dùng thuốc, căn cứ tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Tương tác thuốc Theophylline

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với theophylline khi dùng chung bao gồm:

  • Aminoglutethimide, barbiturates (như phenobarbital), carbamazepine, hydantoins (như phenytoin), isoproterenol, moricizine, rifampin, John’s wort, hoặc sulfinpyrazone;
  • Allopurinol, thuốc chẹn thụ thể beta (như propranolol), cimetidine, disulfiram, enoxacin, estrogen, febuxostat, fluvoxamine, interferon alpha, kháng sinh macrolide (như clarithromycin, erythromycin), methotrexate, mexiletine, thuốc tránh thai đường uống, pentoxifylline, propafenone, kháng sinh quinolone (như ciprofloxacin), tacrine, thiabendazole, ticlopidine, troleandomycin, verapamil, viloxazine, hoặc zileuton;
  • Ephedrine;
  • Ketamine;
  • Adenosine, benzodiazepines (như diazepam, flurazepam, lorazepam, midazolam), dipyridamole tiêm tĩnh mạch, lithium, hoặc thuốc giãn cơ (như pancuronium).

Thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với theophylline, làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc. Rượu bia làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với theophylline. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thực phẩm có khả năng gây tương tác thuốc trước khi sử dụng theophylline.

Tác dụng phụ của theophylline có thể tăng lên khi dùng chung với thức uống hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều caffeine như trà, sô cô la, cà phê. Bạn nên tránh ăn hoặc uống nhiều những thực phẩm trên khi đang sử dụng theophylline.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này, nó có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của theophylline hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn hãy báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Theophylline

Bảo quản thuốc theophylline ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều và độc tính

Ngộ độc theophylline gây chán ăn, buồn nôn và thỉnh thoảng nôn, tiêu chảy, mất ngủ, kích thích, bồn chồn và đau đầu.

Những triệu chứng phân biệt về ngộ độc theophylline có thể gồm hành vi hưng cảm kích động, nôn thường xuyên, khát cực độ, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực, loạn nhịp, co giật.

Cách xử lý khi quá liều

Nếu co giật không xảy ra khi bị quá liều cấp tính, phải loại thuốc khỏi dạ dày ngay bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày, sau đó cho uống than hoạt và thuốc tẩy.

Khi người bệnh hôn mê, co giật, hoặc không có phản xạ hầu, có thể rửa dạ dày. Khi người bệnh đang trong cơn co giật, trước hết phải làm thông thoáng đường thở và cho thở oxygen, có thể điều trị cơn co giật bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam 0,1 - 0,3 mg/kg, tối đa đến 10 mg.

Cần phục hồi cân bằng nước và điện giải. Trong những tình huống đe dọa sự sống, có thể dùng phenothiazin đối với sốt cao khó chữa và propranolol đối với chứng tim đập quá nhanh. Không cần thẩm tách máu.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!