Lithium - Điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực - 200 mg - Cách dùng

Lithium được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực. Đây là thuốc có phạm vi điều trị hẹp, nồng độ lithium trong máu cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy công dụng, cách dùng và cần lưu ý gì khi điều trị bằng Lithium? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản để sử dụng Lithium một cách an toàn.

Công dụng của Lithium

Lithium ảnh hưởng đến dòng chảy của natri qua các tế bào thần kinh và cơ bắp trong cơ thể. Natri ảnh hưởng đến sự kích thích hoặc hưng cảm.

Lithium là một chất ổn định tâm trạng được sử dụng để điều trị hoặc kiểm soát các giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực. Các triệu chứng hưng cảm bao gồm tăng động, nói gấp gáp, phán đoán kém, giảm nhu cầu ngủ, hung hăng và tức giận.

Video Rối loạn lưỡng cực

Lithium cũng giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt cường độ của các giai đoạn hưng cảm.

Lithium được sử dụng cho người lớn và trẻ em ít nhất 7 tuổi.

Cảnh báo/Thận trọng

Không sử dụng Lithium nếu bạn đang mang thai vì có khả năng gây hại cho thai nhi. Trong thời gian điều trị bằng Lithium nên sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có dự định mang thai hoặc đang mang thai.

Độc tính của Lithium có thể gây tử vong. Lithium là một loại thuốc có mức độ an toàn hẹp và độc tính của thuốc có khả năng gây nguy hiểm khi chỉ dùng nhiều hơn một chút so với liều dùng khuyến cáo.

Ngừng sử dụng Lithium và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc: yếu cơ, buồn ngủ, choáng váng, thay đổi tâm trạng, mờ mắt, ù tai, nhịp tim không đều, lú lẫn, nói lắp, vụng về, khó thở hoặc co giật.

Không nghiền nát, nhai hoặc bẻ viên thuốc Lithium giải phóng kéo dài mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc. Uống thêm nước để không bị mất nước trong khi đang điều trị bằng Lithium.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều hoặc nếu bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy. Tránh để bị mất nước do tập luyện thể thao trong thời tiết nóng bức. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về loại và lượng chất lỏng bạn nên uống. Trong một số trường hợp, uống quá nhiều chất lỏng thậm chí còn nguy hiểm hơn so với việc không uống đủ.

Lithium có thể gây ra các tác dụng phụ làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng. Hãy cẩn thận nếu bạn lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi phải tỉnh táo trong khi đang điều trị bằng Lithium.

Không nên sử dụng Lithium nếu bị dị ứng với thuốc. Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử:

  • Vấn đề về hô hấp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thận
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Điện tâm đồ bất thường
  • Ngất xỉu
  • Có một thành viên trong gia đình đã mất trước 45 tuổi

Một số loại thuốc có thể tương tác với Lithium và gây ra một tình trạng nghiêm trọng được gọi là hội chứng serotonin. Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị về các loại thuốc bạn đang dùng, như chất kích thích, thuốc opioid, các sản phẩm thảo dược hoặc thuốc điều trị trầm cảm, bệnh tâm thần, bệnh Parkinson, đau nửa đầu, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thuốc phòng chống buồn nôn và nôn. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về thời gian cũng như cách thức sử dụng thuốc.

Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh các ảnh hưởng của Lithium lên thai nhi. Thông báo cho bác sĩ trước khi được kê đơn Lithium nếu bạn đang dự định mang thai hoặc đang mang thai. Không nên cho con bú khi đang điều trị bằng Lithium.

Lithium không được phép sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi.

Cách dùng và liều lượng Lithium

Lithium được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực (nguồn ảnh: rosehillcenter.org)Lithium được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực (nguồn ảnh: rosehillcenter.org)Hãy dùng thuốc chính xác theo liều lượng được bác sĩ kê đơn. Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng so với hướng dẫn in trên bao bì để phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Không bao giờ sử dụng Lithium với liều cao hơn hoặc lâu hơn quy định. Trường hợp quá liều có thể xảy ra nếu bạn chỉ dùng nhiều hơn một chút so với liều được khuyến cáo.

Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nghiền nát, nhai hoặc bẻ viên thuốc. Nên đong Lithium dạng lỏng cẩn thận, sử dụng ống tiêm định lượng đi kèm hoặc sử dụng thiết bị đo liều lượng thuốc (không dùng thìa nhà bếp).

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị ốm kèm theo sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy hay nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Bạn có thể dễ bị mất nước khi dùng Lithium, điều này có thể ảnh hưởng đến liều lượng thuốc cần dùng. Không thay đổi liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc mà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy uống thêm nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Có thể mất đến 3 tuần trước khi các triệu chứng được cải thiện. Tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần điều trị.

Một số trường hợp cần làm xét nghiệm máu thường xuyên khi đang điều trị bằng Lithium. Nếu bạn cần phẫu thuật, hãy thông báo cho phẫu thuật viên về loại thuốc bạn đang sử dụng.

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và nhiệt. Đậy chặt nắp chai thuốc khi không sử dụng.

Thông tin về liều lượng của thuốc

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh hưng cảm:

Kiểm soát cấp tính:

  • Liều thông thường: 1800mg/ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 900mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 600mg uống 3 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và ban đêm

Kiểm soát lâu dài:

  • Liều duy trì: 900 đến 1200mg/ngày
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 600 mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 300mg uống 3 đến 4 lần một ngày 

Công dụng:

  • Điều trị các giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực
  • Điều trị duy trì cho những người bị rối loạn lưỡng cực

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc rối loạn lưỡng cực:

Kiểm soát cấp tính:

  • Liều thông thường: 1800 mg/ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 900mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 600mg uống 3 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và ban đêm

Kiểm soát lâu dài:

  • Liều duy trì: 900 đến 1200mg ngày
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 600mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 300mg uống 3 đến 4 lần một ngày 

Công dụng:

  • Điều trị các giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực
  • Điều trị duy trì cho những người bị rối loạn lưỡng cực

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh hưng cảm ( cho trẻ từ 12 tuổi trở lên)

Kiểm soát cấp tính:

  • Liều thông thường: 1800mg/ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 900 mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 600 mg uống 3 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và ban đêm

Kiểm soát lâu dài: 

  • Liều duy trì: 900 đến 1200mg ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 600mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 300mg uống 3 đến 4 lần một ngày 

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc rối loạn lưỡng cực: (cho trẻ từ 12 tuổi trở lên):

Kiểm soát cấp tính:

  • Liều thông thường: 1800 mg/ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 900mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 600mg uống 3 lần một ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và ban đêm

Kiểm soát lâu dài: 

  • Liều duy trì: 900 đến 1200mg/ngày 
  • Đối với dạng viên nén giải phóng kéo dài: 600mg uống vào buổi sáng và ban đêm
  • Đối với dạng viên nén giải phóng thông thường: 300mg uống 3 đến 4 lần một ngày 

Công dụng:

  • Điều trị hưng cảm các giai đoạn của rối loạn lưỡng cực
  • Điều trị duy trì cho những người bị rối loạn lưỡng cực

Nên làm gì nếu quên một liều?

Uống thuốc càng sớm càng tốt. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.

Nên làm gì nếu dùng quá liều thuốc?

Ngừng sử dụng Lithium, gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Các dấu hiệu ban đầu của quá liều bao gồm: nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, yếu cơ hoặc mất phối hợp.

Những điều cần tránh

Tránh lái xe hoặc hoạt động nguy hiểm khi đang được điều trị bằng Lithium.

Tránh để cơ thể bị mất nước do tập thể thao trong điều kiện nóng bức và không uống đủ nước. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về loại và lượng chất lỏng bạn nên uống. 

Không thay đổi lượng muối bạn tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi thay đổi lượng muối ăn vào có thể làm thay đổi hàm lượng Lithium trong máu.

Tác dụng phụ của Lithium

Gọi số điện thoại cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với Lithium: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng hoặc các triệu chứng của hội chứng serotonin như: kích động, ảo giác, sốt, đổ mồ hôi, run rẩy, nhịp tim nhanh, cứng cơ, co giật, mất phối hợp, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Hàm lượng cao Lithium trong cơ thể có thể gây tử vong. Độc tính với Lithium có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ngay cả khi chỉ dùng với một lượng lớn hơn một chút so với khuyến cáo.

Ngừng sử dụng thuốc này và liên hệ với bác sĩ điều tị nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc Lithium: yếu cơ, co giật, buồn ngủ, choáng váng, thay đổi tâm trạng, mờ mắt, ù tai, nhịp tim không đều, lú lẫn, nói lắp, vụng về, khó thở.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng:

  • Ngất xỉu
  • Khó thở
  • Sốt, khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn
  • Yếu, chóng mặt
  • Các vấn đề về trí nhớ, ảo giác
  • Các vấn đề với sự cân bằng hoặc chuyển động của cơ bắp
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
  • Co giật 
  • Mức natri thấp: Nhức đầu, lú lẫn, nói lắp, suy nhược nghiêm trọng, nôn, mất phối hợp, cảm giác không vững
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tăng hoặc giảm cân, đau cơ, run, cảm giác nóng hoặc lạnh, thay đổi ở da hoặc tóc, đổ mồ hôi, yếu hoặc mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh, tăng nhu động ruột, cảm thấy lo lắng hoặc kích động
  • Các triệu chứng mất nước: Cảm thấy rất khát hoặc nóng, không thể đi tiểu, đổ mồ hôi nhiều hoặc da nóng và khô 
  • Tăng áp lực bên nội sọ: Đau đầu dữ dội, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau sau mắt

Các tác dụng phụ phổ biến của Lithium có thể bao gồm:

  • Chóng mặt, buồn ngủ
  • Run tay
  • Khó đi lại
  • Khô miệng, tăng khát nước hoặc đi tiểu nhiều
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn
  • Phát ban
  • Mờ mắt

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Lithium. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình điều trị bằng Lithium, gọi điện ngay cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hãy liên hệ bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ hoặc triệu chứng bất thường khi dùng Lithium (nguồn ảnh: medshadow.org)Hãy liên hệ bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ hoặc triệu chứng bất thường khi dùng Lithium (nguồn ảnh: medshadow.org)

Tương tác thuốc

Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi được kê đơn Lithium. Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến Lithium, đặc biệt là:

  • Buspirone 
  • Fentanyl 
  • St. John's wort 
  • Tramadol 
  • Thuốc trị đau nửa đầu "triptan" 
  • Tryptophan 
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần
  • Chất ức chế monoamin oxydase (MAO): Isocarboxazid, linezolid, tiêm xanh methylen, phenelzine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine và những thuốc khác.

Nhiều loại thuốc khác có thể tương tác với Lithium, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Không phải tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra đều được liệt kê ở đây.

Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em, không bao giờ dùng chung thuốc của bạn với người khác và chỉ sử dụng Lithium theo chỉ định được kê đơn.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!