Thuốc Cinoloxin - Điều trị nhiễm khuẩn - Hộp 20 lọ x 100ml - Cách dùng

Thuốc Cinoloxin thường được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan khác nhau. Vậy thuốc Cinoloxin được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cinoloxin 

Cinoloxin có thành phần chính là Ciprofloxacin. 

Phổ kháng khuẩn:

Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, diệt khuẩn phổ rộng. Nó cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng.

Do cơ chế tác động đặc hiệu này, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác.

Trong khi sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính.

Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc sau:

  • Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime.
  • Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác.
  • Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin.

Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cinoloxin 

Dạng bào chế: Thuốc tiêm-200mg/100ml

Thành phần: Ciprofloxacin

Đóng gói: Hộp 20 lọ x 100ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cinoloxin 

Chỉ định 

Thuốc chỉ định trong điều trị áp xe phổi

 

  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, ápxe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp viêm phế quản mạn.
  • Viêm cầu thận cấp & mạn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
  • Viêm tai giữa, viêm xoang.
  • Nhiễm lậu cầu.
  • Nhiễm khuẩn da & mô mềm.
  • Tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, viêm đường mật, viêm phần phụ, viêm xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Chống chỉ định 

Dị ứng với nhóm quinolone. Trẻ em đang tăng trưởng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cinoloxin 

Truyền IV chậm người lớn:

  • Nhiễm khuẩn đường tiểu 100 mg x 2 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới 200 mg x 2 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn khác 200 mg x 2 lần/ngày.
  • Lậu liều đơn 150 mg.
  • Suy thận ClCr < 20 mL/phút: 1/2 liều.

Tác dụng phụ thuốc Cinoloxin 

Thuốc có thể gây tác dụng phụ khó ngủ


  • Tiêu chảy, nôn, đau bụng, nhức đầu, khó ngủ, nổi mẩn.
  • Rất hiếm: co giật, đau khớp, tăng men gan, viêm tĩnh mạch.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cinoloxin 

Bệnh nhân rối loạn TKTW: xơ vữa động mạch não, động kinh. Phụ nữ có thai & cho con bú không dùng.

Tương tác thuốc Cinoloxin 

Ion sắt, sucralfate hoặc thuốc kháng acid có chứa nhôm, magnesium và calcium làm giảm sự hấp thu của Ciprofloxacin dạng uống. Vì vậy, nên uống Ciprofloxacin 1-2 giờ trước khi uống thuốc kháng acid hoặc tối thiểu 4 giờ sau khi uống thuốc kháng acid. Sự hạn chế này không áp dụng cho các thuốc kháng acid không có chứa nhôm hydroxide và magnesium hydroxide (như dùng được thuốc chẹn thụ thể H2).

Dùng đồng thời Ciprofloxacin và theophylline có thể gây ra sự gia tăng ngoại ý nồng độ theophylline trong huyết thanh. Ðiều này có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn do theophylline gây ra. Nếu buộc phải dùng đồng thời hai chế phẩm, nên kiểm tra nồng độ theophylline trong huyết thanh và nên giảm liều theophylline một cách hợp lý.

Từ các thí nghiệm trên súc vật, người ta biết rằng sự phối hợp quinolone (các chất ức chế men gyrase) liều rất cao với vài thuốc kháng viêm không phải steroid (ngoại trừ acetylsalicylic acid) có thể gây ra co giật.

Cho đến nay, những phản ứng như thế vẫn chưa quan sát thấy ở bệnh nhân uống Ciprofloxacin.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người ta vẫn ghi nhận có sự gia tăng thoáng qua của creatinine huyết thanh khi dùng đồng thời Ciprofloxacin và cyclosporin. Vì lẽ đó, cần phải thường xuyên theo dõi nồng độ creatinine huyết thanh (mỗi tuần hai lần) cho những bệnh nhân này.

Dùng đồng thời Ciprofloxacin với warfarin có thể làm tăng hoạt tính của warfarin.

Trong những trường hợp đặc biệt, dùng đồng thời Ciprofloxacin với glibenclamide có thể làm tăng hoạt tính của glibenclamide (hạ đường huyết).

Probenecid cản trở sự bài tiết qua thận của Ciprofloxacin. Dùng đồng thời Ciprofloxacin với probenecid có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của Ciprofloxacin.

Metoclopramide làm gia tăng hấp thu Ciprofloxacin làm cho thời gian đạt nồng độ tối đa trong huyết tương ngắn hơn. Không có ảnh hưởng lên độ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin.

Bảo quản thuốc Cinoloxin 

Bảo quản viên nén, viên nang trong lọ kín ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng cực tím mạnh.

Dung dịch Ciprofloxacin hydroclorid trong nước vó pH 1,5 đến 7,5, giữ ở nhiệt độ phòng có thể bền ít nhất trong 14 ngày.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều:

Nếu đã uống phải một liều lớn, thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu.

Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị hỗ trợ ví dụ như truyền bù đủ dịch.

Quên liều 

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!