Xét nghiệm Creatinine: Mục đích, qui trình, kết quả và ý nghĩa lâm sàng

Xét nghiệm creatinine, còn được gọi là xét nghiệm creatinine huyết thanh giúp bác sĩ kiểm tra xem thận có hoạt động tốt không. Creatinine là sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy bình thường của mô cơ. Khi cơ thể sản xuất ra creatinine, nó sẽ được lọc qua thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Khả năng xử lý creatinine của thận được gọi là độ thanh thải creatinine và nó giúp ước tính tốc độ máu di chuyển qua thận (được gọi là tốc độ lọc cầu thận hay GFR).

Chức năng thận bình thường và GFR

Video Những xét nghiệm trong chức năng thận

Toàn bộ máu trong cơ thể lưu thông qua thận hàng trăm lần mỗi ngày. Thận đẩy phần chất lỏng của máu qua các bộ lọc nhỏ (gọi là nephron) và sau đó tái hấp thu phần lớn chúng trở lại máu. Phần chất lỏng và các chất thải không được thận tái hấp thu sẽ thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.

Tốc độ dòng máu chảy qua thận viết tắt là GFR. Cầu thận là những bó mạch máu nhỏ bên trong nephron và chúng là bộ phận quan trọng của hệ thống lọc. Bác sĩ không thể đo trực tiếp được GFR và đó là lí do tại sao 2 chỉ số creatinine và độ thanh thải creatinine xuất hiện.

Creatinine và độ thanh thải creatinine là gì?

Creatinine là một chất thải mà cơ thể liên tục tạo ra trong quá trình phân hủy cơ bình thường. Thận lọc creatinine từ máu, đào thải qua nước tiểu và hầu như không tái hấp thu nó.

Lượng máu mà thận có thể lọc sạch creatinine mỗi phút được gọi là độ thanh thải creatinine. Chỉ số này ở một người phụ nữ trẻ, sức khỏe tốt là khoảng 95 ml (mL) / phút và 120 mL / phút đối với nam giới. Điều này có nghĩa là mỗi phút, thận của một người loại bỏ hết creatinine trong 95 đến 120 mL máu. Chỉ số GFR có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và kích thước cơ thể. Nói chung, độ thanh thải creatinine phản ánh chính xác về mức lọc cầu thận.

Tại sao cần làm xét nghiệm Creatinine 

Các bác sĩ chỉ định xét nghiệm creatinine và độ thanh thải creatinine để kiểm tra xem thận hoạt động như thế nào (hay gọi là xét nghiệm chức năng thận). Xét nghiệm độ thanh thải creatinine cho biết khả năng lọc máu của thận vì khi chức năng thận kém đi, chỉ số này cũng giảm theo. Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm creatinine nếu bạn có các triệu chứng của bệnh thận, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, yếu 
  • Khó ngủ
  • Thay đổi lượng nước tiểu
  • Sưng bàn chân, mắt cá chân

Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/Nguồn ảnh: https://www.medicalnewstoday.com/

Chuẩn bị cho xét nghiệm Creatinine

Trước khi bạn làm xét nghiệm creatinine, bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn các món thịt trong 24 giờ vì nghiên cứu cho thấy nó có thể làm tăng nồng độ creatinine trong một thời gian ngắn.

Xét nghiệm Creatinine được thực hiện như thế nào?

Có hai cách chính mà bác sĩ sử dụng để xét nghiệm creatinine nhằm kiểm tra chức năng thận là:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Độ thanh thải creatinine có thể được xác định chính xác bằng cách đo trong một mẫu nước tiểu thu thập trong vòng 24 giờ. Đối với phương pháp này, bạn lấy tất cả nước tiểu của mình trong một ngày, cho vào trong một cái bình nhựa và sau đó mang đi xét nghiệm. Phương pháp này tuy không thuận tiện, nhưng nó có thể cần thiết giúp chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý về thận.
  • Xét nghiệm máu. Các bác sĩ có thể đo GFR thông qua nồng độ creatinine trong máu với công thức riêng. Các công thức tính khác nhau liên quan đến tuổi, giới, đôi khi là cân nặng hay chủng tộc. Nồng độ creatinine trong máu càng cao, GFR và độ thanh thải creatinine tính được càng thấp.

Trên thực tế, phương pháp xét nghiệm máu để đo GFR được sử dụng thường quy hơn nhiều so với xét nghiệm nước tiểu kiểm tra độ thanh thải creatinin. Nhưng xét nghiệm nước tiểu vẫn có thể hữu ích ở những người có khối lượng cơ lớn hoặc khối lượng cơ quá ít.

Kết quả xét nghiệm creatinine

GFR hoặc độ thanh thải creatinine thấp cho thấy dấu hiệu của bệnh thận. Muốn biết sự suy giảm chức năng thận là cấp tính (đột ngột, thường hồi phục) hay mạn tính (lâu dài và tổn thương vĩnh viễn) có thể làm xét nghiệm đo GFR hoặc độ thanh thải creatinine lặp đi lặp lại theo thời gian.

Chức năng thận và độ thanh thải creatinine giảm dần theo độ tuổi, nhưng thật may là thận có một khả năng dự trữ rất lớn. Hầu hết mọi người có thể suy giảm từ 30% đến 40% chức năng thận mà không xảy ra vấn đề gì lớn.

Các bác sĩ phân loại độ nghiêm trọng của bệnh thận mạn tính qua các giai đoạn bằng chỉ số GFR như sau:

  • Giai đoạn 1: GFR >90 (chức năng thận bình thường)
  • Giai đoạn 2: GFR 60-89 (suy giảm nhẹ chức năng thận)
  • Giai đoạn 3a: GFR 45 - 59 (suy giảm chức năng thận từ nhẹ đến trung bình)
  • Giai đoạn 3b GFR 30 - 44 (suy giảm chức năng thận từ trung bình đến nặng)
  • Giai đoạn 4: GFR 15-29 (suy giảm nghiêm trọng chức năng thận)
  • Giai đoạn 5: GFR < 15 (suy thận, thường phải lọc máu )

Những người trên 60 tuổi có thể có nồng độ creatinine trong máu dù ở mức bình thường nhưng vẫn có GFR và độ thanh thải creatinine thấp. Để xác định chính xác hơn mức độ suy giảm chức năng thận cần làm xét nghiệm tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ hoặc dùng một trong những công thức tính GFR. 

Kết quả xét nghiệm creatinine bất thường không phải lúc nào cũng có nghĩa là bị bệnh thận. Đôi khi, chúng có thể là dấu hiệu của: 

  • Mang thai
  • Tập thể dục cường độ cao
  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Cần làm gì khi có độ thanh thải Creatinine thấp

Nếu chỉ số GFR hoặc độ thanh thải creatinine thấp, bác sĩ sẽ đề ra những phương pháp để giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Nguyên nhân chính của bệnh thận mạn tính là huyết áp cao và bệnh đái tháo đường. Nếu bạn mắc những bệnh này, bước đầu tiên là kiểm soát chúng bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc. Nếu không phải do nguyên nhân kể trên, bạn sẽ cần phải làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Kiểm tra GFR hoặc độ thanh thải creatinine thường xuyên cho phép bạn và bác sĩ theo dõi được sự suy giảm chức năng thận theo thời gian. Bác sĩ có thể cần thay đổi thuốc cho bạn để điều chỉnh khi chức năng thận thay đổi.

Vì thuốc không kê đơn (đặc biệt là thuốc trị đau nhức nhẹ và đau đầu), thảo mộc và thực phẩm chức năng đều có thể ảnh hưởng đến thận, do đó bạn không nên dùng bất kỳ loại nào trong số này mà không trao đổi trước với bác sĩ.

Hầu hết mọi người không cần lọc máu cho đến khi GFR và độ thanh thải creatinine giảm xuống rất thấp. Vì chức năng thận suy giảm theo tuổi tác một cách tự nhiên nên cần phải có những biện pháp bằng hành động để có thể giữ cho chức nặng thận được tốt nhất.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Giảm lượng protein trong chế độ ăn Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống Tránh mất nước
Xem thêm
Như vậy bạn có thể tra cứu giá trị Creatinin của trẻ từ tuổi của bé và máy xét nghiệm mà phòng xét nghiệm thực hiện (thường hiển thị trên Phiếu kết quả xét nghiệm) để biết xem giá trị Creatinin của bé đang ở mức bình thường, thấp hay cao. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến nồng độ Creatinin máu thấp như: Máu bị pha loãng, hội chứng tiết hormon bài niệu không thích hợp, suy dinh dưỡng, một số bệnh cơ gây teo mô cơ, phụ nữ có thai.
Xem thêm
Mức creatinine trong máu thấp hơn so với bình thường có thể chỉ là dấu hiệu của tuổi già. Đối với trẻ em, nồng độ creatinin có thể từ 0.2 mg/dl trở lên, chỉ số này tùy thuộc vào sự phát triển các bắp cơ của trẻ. Các trường hợp có dấu hiệu của suy dinh dưỡng nặng, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, các bệnh mạn tính kéo dài và khối lượng cơ cũng có xu hướng giảm theo thời gian bị bệnh, khiến cho nồng độ creatinin thấp hơn so với mức thông thường. Bởi những lý do như thế, nên xét nghiệm creatinin để có thể đánh giá sức khỏe cũng như các chức năng của thận là điều vô cùng cần thiết., điều này sẽ giúp người bệnh có cơ hội tầm soát căn bệnh suy thận khi mới chớm bắt đầu, từ đó, cùng bác sĩ đưa ra kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm
Uống trà xanh và các loại trà thảo dược Chế độ ăn giảm creatinin Hạn chế hoạt động mạnh Kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào cơ thể Ngủ đủ giấc Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cương chức năng thận
Xem thêm
Kết quả bình thường Nam giới dưới 40 tuổi: 107-139 ml/phút hoặc 1.78-2.32 ml/s (đơn vị SI); Nữ giới dưới 40 tuổi: 87-107 ml/phút hoặc 1,45-1,78 ml/s (đơn vị SI); Trẻ sơ sinh: 40-65 ml/phút. Các chỉ số giảm 6.5 ml/phút/mỗi 10 năm tuổi do giảm độ lọc cầu thận. Độ lọc cầu thận dự đoán (eGFR): trên 60 ml/phút/1.73 m2. Kết quả bất thường Tăng nồng độ: Do tập thể dục, mang thai hoặc mắc hội chứng cung lượng tim cao; Giảm nồng độ: Do suy giảm chức năng thận (viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính, xơ vữa động mạch thận), mắc các tình trạng gây giảm độ lọc cầu thận (sốc, mất nước, suy tim sung huyết, xơ gan cổ trướng,...)
Xem thêm
Thông qua độ lọc cầu thận ước tính (GFR: tên viết tắt), chức năng thận sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn, được ước đoán dựa vào chỉ số Creatinin trong máu. Nồng độ ure trong máu hay BUN là chỉ số khác có khả năng chức năng thận. Thông thường mối tương quan giữa chỉ số Creatinin và ure sẽ cho kết luận chính xác hơn về chức năng thận và nguyên nhân làm phát sinh những rối loạn nếu có. Đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm từ cấp độ IIIa trở lên sẽ phải điều trị thay thay thế bằng phương pháp chạy thận nhân tạo cả đời. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rất nhiều.
Xem thêm
Chỉ số Creatinin máu ở người trưởng thành và khỏe mạnh Ở nữ giới khỏe mạnh: 44 – 97 umol/l (đơn vị Sl) hoặc 0.5 – 1.1 mg/dl (đơn vị Sl). Ở nam giới khỏe mạnh: 53-106 umol/l (đơn vị SI) hoặc 0.6-1.2 mg/dl. Ngoài ra chỉ số Creatinin còn chịu tác động và phụ thuộc vào những yếu tố gồm giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể… Cụ thể nồng độ Creatinin có thể giảm đáng kể ở những người cao tuổi giảm khối lượng cơ. Vị thành niên: 0.5 – 1.0 mg/dl. Trẻ em: 0.3 – 0.7 mg/dl. Trẻ nhỏ: 0.2 – 0.4 mg/dl. Trẻ sơ sinh: 0.3 – 1.2 mg/dl.
Xem thêm
Uống đủ nước khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn. Ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc dinh dưỡng hay các loại hạt khô để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đông lạnh, cay nóng… Không sử dụng các loại đồ uống có gas, cồn và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào… Hạn chế tuyệt đối ăn nội tạng động vật vì có chứa chất béo bão hoà và nồng độ cholesterol cao khiến thận làm việc khó khăn hơn. Thực hiện chế độ ăn ít natri trong khẩu phần ăn, lựa chọn các loại thực phẩm có thành phần natri thấp. Hạn chế các loại thực phẩm giàu phốt pho như bí ngô và bí xanh, phô mai, cá, động vật có vỏ, thịt gia súc và gia cầm, sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa… Do đây là những thực phẩm khiến thận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chúng. Tránh các loại đồ ăn protein và canxi, kali như các loại thịt đỏ và đồ hải sản. Đảm bảo ngủ đúng giờ, ngủ đủ thời gian và ngon giấc. Thường xuyên luyện tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp chăm sóc sức khỏe. Đồng thời kết hợp với lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh nhất.
Xem thêm
Bệnh suy thận mạn sẽ tiến triển theo 5 cấp độ theo mức độ nặng tăng dần. Khi nồng độ creatinin trong suy thận đạt ngưỡng 3b, người bệnh buộc phải tiến hành chạy thận nhân tạo
Xem thêm
Uống đủ nước khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn. Ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc dinh dưỡng hay các loại hạt khô để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đông lạnh, cay nóng… Không sử dụng các loại đồ uống có gas, cồn và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào… Hạn chế tuyệt đối ăn nội tạng động vật vì có chứa chất béo bão hoà và nồng độ cholesterol cao khiến thận làm việc khó khăn hơn. Thực hiện chế độ ăn ít natri trong khẩu phần ăn, lựa chọn các loại thực phẩm có thành phần natri thấp. Hạn chế các loại thực phẩm giàu phốt pho như bí ngô và bí xanh, phô mai, cá, động vật có vỏ, thịt gia súc và gia cầm, sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa… Do đây là những thực phẩm khiến thận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chúng. Tránh các loại đồ ăn protein và canxi, kali như các loại thịt đỏ và đồ hải sản. Đảm bảo ngủ đúng giờ, ngủ đủ thời gian và ngon giấc. Thường xuyên luyện tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp chăm sóc sức khỏe. Đồng thời kết hợp với lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh nhất.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Creatinine
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!