Tăng kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Kali là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của cơ thể, trong đó hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp, bao gồm cả cơ tim.

Video Tăng kali máu

Mặc dù có vai trò khá quan trọng, tuy nhiên nếu được hấp thu quá nhiều, kali có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng thậm chí nghiêm trọng hơn cả tình trạng thiếu hụt. Thông thường, cơ thể duy trì cân bằng lượng kali trong máu bằng cách thải trừ qua thận. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân nào đó có thể khiến nồng độ kali máu tăng cao, gây ra tình trạng tăng kali máu.

Nồng độ kali máu bình thường vào khoảng 3,6 đến 5,2 mmol/ L. Nồng độ 5,5 mmol/ L được coi là rất cao và mức 6 mmol/ L có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu bị tăng kali máu – bất kể là nặng hay nhẹ, thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân tăng kali máu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, có thể kể đến như tình trạng bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể.

Suy thận 

 Nguồn: Kidney.orgSuy thận là nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu. Khi chức năng thận suy giảm, lượng kali dư thừa của cơ thể sẽ không được thải trừ, gây tích lũy và từ đó làm tăng nồng độ kali trong máu. 

Các bệnh lý khác

Có một số bệnh lý có thể làm tăng kali máu, ví dụ như:

  • Tiểu đường type 1.
  • Bệnh Addison.
  • Chảy máu trong.

Tác dụng phụ của một số thuốc

Một số loại thuốc có khả năng làm tang kali máu như:

  • Các thuốc hóa trị liệu.
  • Thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Thực phẩm bổ sung 

Thực phẩm bổ sung kaliThực phẩm bổ sung kali

Việc lạm dụng sản phẩm bô sung kali cũng có thể dẫn đến tăng kali máu, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng rượu hoặc ma túy

Rượu hoặc ma túy có thể làm tiêu hủy các tế bào cơ, giải phóng kali từ nội bào vào máu, từ đó làm tăng nồng độ kali. 

Triệu chứng của tăng kali máu

Triệu chứng của tăng Kali máu phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng. 

Nếu là thể nhẹ, bạn có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Ở thể nặng, bạn có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Tê bì hoặc ngứa.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Đánh trống ngực hoặc tim đập không đều.

Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chức năng co bóp của tim. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.

Trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu gặp phải một trong những triệu chứng kể trên và đã được chẩn đoán là tăng kali máu hoặc có yếu tố nguy cơ liên quan, bạn cần liên hệ y tế ngay lập tức để điều trị, tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gọi cấp cứu. 

Chẩn đoán tăng kali máu

Tình trạng tăng kali máu có thể dễ dàng chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. 

Bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm khi khám sức khỏe định kì hoặc khi mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. 

Điều trị tăng kali máu

Mục tiêu cơ bản của điều trị là loại bỏ lượng kali dư thừa, giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, từ đó ổn định hoạt động của tim.

Chạy thận nhân tạo

Trong trường hợp suy thận, chạy thận nhân tạo là phương án điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân. 

Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy để giúp loại trừ chất thải ra khỏi cơ thể, trong đó có lượng kali dư thừa.

Dùng thuốc

Bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc để điều trị, ví dụ như:

  • Canxi gluconat

Canxi gluconat có thể làm giảm tác động của kali lên tim cho đến khi nồng độ kali trở lại ổn định.

Một số thuốc loại tiểu có khả năng làm giảm nồng độ kali trong cơ thể bằng cách tăng thải trừ kali qua nước tiểu, có thể kể đến một số loại thuốc lợi tiểu như: thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu giữ kali, thiazide.

  • Nhựa thông

Trong một số trường hợp, nhựa thông (được sử dụng qua đường uống) có khả năng liên kết với kali, từ đó tăng thải trừ kali qua nước tiểu. 

Các biện pháp điều trị tại nhà

Trong trường hợp bạn chỉ mới bị tăng kali nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà, bằng những biện pháp sau (tuy nhiên, nên lưu ý rằng bạn vẫn cần đến sự tư vấn của bác sĩ):

Cắt giảm kali trong khẩu phần ăn 

 Các loại thực phẩm giàu Kali. Nguồn: Webmd.comCắt giảm kali là biện pháp tự nhiên và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng, bằng cách hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm giàu kali như: chuối, các loại đậu, sữa, khoai tây, quả mơ, thịt bò.

Uống nhiều nước

Mất nước có thể khiến tình trạng kali máu cao trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên cố gắng uống nhiều nước.

Hạn chế sử dụng một số loại thảo mộc

Một số loại thảo mộc có khả năng gây ra những tác động xấu đối với bệnh nhân tang kali máu, ví dụ như cỏ linh lăng, tầm ma, bồ công anh…

Tổng kết

Tình trạng tăng kali máu có thể không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn nên xét nghiệm máu thường xuyên nếu có các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Nếu đã được chẩn đoán tăng kali máu, bạn sẽ phải điều trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng. nếu là thể nhẹ có thể không cần can thiệp điều trị, mà chỉ cần theo dõi thêm. Ở thể nặng, bạn có thể sẽ cần nhập viện hoặc thậm chí là chạy thận nhân tạo.

Tăng kali máu có thể điều trị nếu như được phát hiện và can thiệp kịp thời. Vì vậy, đừng quá lo lắng nhé.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!