Thiếu hụt kali (hạ kali máu): Triệu chứng và cách điều trị

Kali là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, liên quan đến nhiều hoạt động quan trọng như co bóp của tim. Thiếu hụt kali còn có tên gọi khác là hạ kali máu, xảy ra khi nồng độ kali trong máu thấp hơn 3,6 mmol/ L.

Video bệnh hạ kali máu

Tình trạng thiếu hụt kali xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng kali cần thiết hoặc mất đi do tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài. Triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thường khá phổ biến như tăng huyết áp, táo bón, yếu cơ, mệt mỏi, thay đổi chức năng tim, thận....

Video Tụt kali máu nguy hiểm đến tính mạng

Nào, bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng của hạ kali máu mà bạn có thể gặp phải, cũng như những trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ, quy trình chẩn đoán, điều trị bệnh và những nguồn thực phẩm giàu kali nhé!

Táo bón

Kali đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải tín hiệu từ não bộ đến các cơ và điều chỉnh hoạt động của cơ bắp. Khi nồng độ kali thấp, hoạt động của các cơ thuộc bộ máy tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Từ đó xuất hiện các triệu chứng như táo bón đầy hơi… 

Yếu cơ

Sự suy giảm nồng độ kali trong máu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp, ví dụ như ở tay, chân…và có thể dẫn đến yếu cơ hoặc chuột rút.

Kali có thể bị mất đi qua mồ hôi. Đó là lý do tại sao những người hoạt động thể chất ở cường độ cao hay trong môi trường có nhiệt độ cao thường bị chuột rút.

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Kali có mặt trong toàn bộ tế bào và mô của cơ thể. Do đó, khi nồng độ kali giảm, hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến mệt mỏi, kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tăng huyết áp 

Hạ Kali có thể gây tăng huyết áp. Ảnh: Zoompharmacy.comKali có vai trò quan trọng trong giãn mạch, giúp làm giảm huyết áp. Do đó, hạ kali máu có thể gây tăng huyết áp, đặc biệt là ở những người có nồng độ natri máu cao. 

Ngoài ra, kali cũng có vai trò trong điều chỉnh cân bằng natri của cơ thể. Theo đó, các chuyên gia thường khuyến cáo những người bị tăng huyết áp nên giảm lượng muối và tăng katri trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 

Đa niệu

Có thể bạn đã biết, thận có vai trò loại bỏ chất thải của cơ thể và điều chỉnh cân bằng nồng độ các khoáng chất như kali, natri trong máu. Lượng khoáng chất dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu.

Hạ kali máu có thể gây cản trở đến chức năng cân bằng nội môi của thận, từ đó dẫn đến đa niệu hay tình trạng gia tăng lượng nước tiểu bất thường.

Các vấn đề về hô hấp

Hoạt động hô hấp của cơ thể được phụ trách một phần bởi cơ hoành. Do đó, khi nồng độ kali máu suy giảm, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, có thể dẫn đến những vấn đề về hô hấp, ví dụ như khó chịu khi hít sâu hoặc khó thở.

Rối loạn nhịp tim

Kali có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của cơ tim. Do đó, sự suy giảm nồng độ kali máu có thể sẽ dẫn đến các rối loạn nguy hiểm, có thể kể đến như nhịp tim chậm xoang, nhịp nhanh thất hoặc rung thất…

Các rối loạn này nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Những trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu gặp phải một trong những triệu chứng kể trên.

Ngoài ra, hạ kali máu cũng phổ biến hơn ở những người bị các bệnh về đường tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nôn mửa dai dẳng, những người đang sử dụng các thuốc như thuốc nhuận tràng, lợi tiểu…Do đó, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng kể trên thì tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết.

Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán hạ kali bằng xét nghiệm máu. Ảnh: Bbc.comĐể xác định xem liệu mình có bị thiếu kali hay không, bạn chỉ cần thực hiện một xét nghiệm đơn giản, tương tự như xét nghiệm máu

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa trên tiền sử bệnh lý hoặc các thuốc bạn đang sử dụng để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Trong một vài trường hợp khác, bạn có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất điện giải khác như phốt pho, magie, canxi…
  • Xét nghiệm nước tiểu để định lượng lượng kali thải trừ qua thận. 

Điều trị

Điều trị thiếu hụt kali dựa trên triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của tình trạng.

Đối với tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Ngừng hoặc giảm liều của các thuốc làm giảm kali mà bạn đang sử dụng.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung.
  • Thêm các loại thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Sử dụng thuốc làm tăng kali máu, ví dụ như thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể Angiotensin.

Đối với tình trạng nặng, bạn sẽ cần can thiệp điều trị ngay lập tức và có thể bác sĩ sẽ chỉ định truyền kali tĩnh mạch. Tuy nhiên, chỉ định này cũng cần thận trọng với nguy cơ cung cấp lượng kali quá thừa, dẫn đến tăng kali máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ và tim.

Những loại thực phẩm giàu kali

Theo các chuyên gia, lượng kali cần cung cấp mỗi ngày cho cơ thể là 3400 mg đối với nam và 2600 mg đối với nữ.

Kali có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm rau, trái cây, thịt, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt hoặc ngũ cốc nguyên hạt, có thể kể đến một số ví dụ như:

  • Mơ khô: 2202 mg/ cốc.
  • Đậu lăng nấu chín: 731 mg/ cốc.
  • Mận khô: 1398 mg/ cốc.
  • Nước cam: 496 mg/ cốc.
  • Chuối: 422 mg/ quả.
  • Sữa 1% béo: 366 mg/ cốc.
  • Bông cải xanh nấu chín: 458 mg/ chén.
  • Gạo lứt nấu chín: 154 mg/ cốc.

Cách tốt nhất để cung cấp kali cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh.

Tổng kết

Tình trạng thiếu hụt kali, hay còn gọi là hạ kali máu xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng kali cần thiết. Bên cạnh đó, các bệnh lý gây nôn mửa, tiêu chảy…cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

Triệu chứng của hạ kali máu phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt, tuy nhiên các triệu chứng như táo bón, đau mỏi cơ, mệt mỏi, các vấn đề về tim mạch…là khá phổ biến.

Cách tốt nhất để cung cấp kali cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ trái cây, rau quả…

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!