Video Những điều cần biết về Kali - bí quyết sống khoẻ từ Kali
Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu về lượng kali cần cung cấp mỗi ngày, tác dụng của khoáng chất này, các nguồn cung cấp cũng như tác động của việc thiếu hoặc thừa kali đối với cơ thể.
Lượng kali cần thiết
Theo khuyến cáo lượng kali vừa đủ ở người trưởng thành khỏe mạnh là 3400 mg/ ngày đối với nam và 2600 mg/ngày đối với nữ.
Bảng dưới đây hiển thị các khuyến nghị cụ thể cho các nhóm tuổi khác nhau.
Tuổi | Nam | Nữ |
0-6 tháng | 400 mg/ngày | 400 mg/ngày |
7-12 tháng | 860 mg/ ngày | 860 mg/ ngày |
1–3 tuổi | 2000 mg / ngày | 2000 mg / ngày |
4–8 tuổi | 2300 mg / ngày | 2300 mg / ngày |
9–13 tuổi | 2500 mg / ngày | 2300 mg / ngày |
14–18 tuổi | 3000 mg / ngày | 2300 mg / ngày |
≥ 19 tuổi | 3400 mg / ngày | 2600 mg / ngày |
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, lượng kali cần cung cấp tương ứng là 2900 mg/ ngày và 2800 mg/ ngày. Lượng kali cung cấp hằng ngày đến từ một chế độ ăn lành mạnh cân bằng cả vitamin và khoáng chất. Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị dùng các sản phẩm bổ sung.
Những lợi ích của kali với sức khỏe.
Kali là một chất điện giải cần thiết để duy trì sức khỏe. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những thực phẩm chứa kali có thể giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm tác động tiêu cực của natri. Dưới đây là những tác dụng của kali với cơ thể.
Huyết áp và sức khỏe tim mạch
Bổ sung đủ kali có thể ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. Nồng độ kali cao và natri thấp có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Duy trì cơ và xương chắc khỏe
Kali có vai trò trong việc giúp tăng khoáng hóa xương theo một số nghiên cứu. Tinh trạng này gặp ở những người ăn nhiều trái cây và rau quả có chứa nhiều kali. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định vấn đề này cũng như giải thích được cơ chế tác dụng của nó.
Đối với cơ bắp thì khác, kali giúp duy trì khối lượng cơ bắp ở nhữn người lớn tuổi và những người bị giảm khối cơ do bệnh lý nào đó.
Tác dụng trên thận
Ở những người khỏe mạnh, nồng độ kali thấp có thể ức chế khả năng tái hấp thu canxi của thận. Khi nồng độ canxi cao có thể gây ra sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng những người ăn kiêng theo chế độ DASH( là chế độ dinh dưỡng phòng chống tăng huyết áp bằng cách giảm muối và tăng các thực phẩm giàu kali, canxi, magie) giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
Tuy nhiên, những người bị suy thận nên cung cấp lượng kali phù hợp để tránh những ảnh hưởng không tốt do thừa kali. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lượng kali phù hợp.
Những thực phẩm giàu kali
Kali có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng lượng này sẽ bị giảm đi trong quá trình chế biến. Do đó những người có chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ cần bổ sung thêm lượng kali cần thiết
Nhìn chung, trái cây và đậu khô là nguồn cung cấp kali dồi dào. Bảng dưới đây là một số loại thực phẩm và lượng kali cung cấp
Loại thực phẩm | Lượng kali (mg) | giá trị hàng ngày |
Nửa cốc mơ khô | 1,101 | 23% |
Một chén đậu lăng nấu chín | 731 | 16% |
Một nửa cốc mận khô | 699 | 15% |
Một cốc bí đao nghiền | 644 | 14% |
Khoai tây nướng không vỏ | 610 | 13% |
Một cốc đậu tây đóng hộp | 607 | 13% |
Một cốc nước cam | 496 | 11% |
Một nửa cốc đậu nành luộc | 443 | 9% |
Một quả chuối trung bình | 422 | 9% |
Một cốc sữa | 366 | 8% |
Sản phẩm bổ sung
Trong hầu hết các trường hợp, một chế độ ăn uống lành mạnh ít muối sẽ cung cấp đủ lượng kali cần thiết. Một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các sản phẩm bổ sung kali nhằm mục đích như kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đột quỵ và sỏi thận, giúp xương chắc khỏe và kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, khẳng định rằng các sản phẩm này có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe trên cần nhiều nghiên cứu hơn. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung kali. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh thận hoặc đang dùng các loại thuốc khác.
Hạ kali máu
Sự thiếu hụt kali, hoặc tình trạng hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali huyết thanh dưới 3,6milimol/ lít ( mmol/l) ở người bình thường và thấp hơn giá trị này ở người có bệnh thân. Hạ kali máu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:
- Huyết áp cao
- Nguy cơ bị sỏi thận
- Giảm mật độ canxi trong xương
Một số triệu chứng có thể gặp phải khi hạ kali mức độ nhẹ như:
Tình trạng hạ kali máu mức độ trung bình đến nặng là khi nồng độ kali giảm xuống dưới 2,5 mmol / l ở một người khỏe mạnh. Nó có thể gây ra:
- Tiểu nhiều
- Không dung nạp glucose
- Liệt cơ
- Giảm thông khí
- Loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch.
- Lơ mơ gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận.
Hạ kali máu trầm trọng có thể ảnh hưởng tới tính mạng do ảnh hưởng tới hoạt động của tim.
Tăng kali máu
Một người bình thường có thể dung nạp lượng kali lớn nhờ khả năng đào thải của thận. Tuy nhiên, dư thừa kali, hoặc tăng kali máu, có thể gây ảnh hưởng xấu cho những người có bệnh lý về thận do chức năng thận của họ không tốt. Thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu mức tăng nhanh chóng.
Chẩn đoán tăng kali máu là khi nồng độ kali máu từ 5,1 đến 6,0 mmol /l. Khi đó, theo dõi kĩ càng tại cơ sở y tế là cần thiết, và cần can thiệp khi nồng độ kali máu tăng trên 6,0 mmol/l.
Những người bị tăng kali máu có thể không có hoặc có rất ít triệu chứng. Nếu có, chúng tương tự như các triệu chứng của hạ kali máu.
Tăng kali máu nghiêm trọng hoặc đột ngột có thể gây ra:
- Tim đập nhanh
- Thở nông
- Đau ngực
Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tương tác thuốc
Bất kỳ ai đang dùng thuốc không nên tự ý bổ sung thêm kali vì chúng có thể tương tác với kali. Ví dụ, các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) có thể hạn chế quá trình đào thải kali của cơ thể.
Ví dụ như thuốc benazepril (Lotensin) và losartan (Cozaar).
Một người dùng một trong hai loại thuốc trên và mắc bệnh thận, tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim có thể làm tăng cao nồng độ kali máu.
Một số thuốc lợi tiểu giữ kali như amiloride (Midamor) và spironolactone (Aldactone) ngăn cản cơ thể đào thải kali qua nước tiểu. Khi dùng một trong những loại này bạn cần được theo dõi nồng độ kali máu thường xuyên.
Ngược lại, một số loại thuốc lợi tiểu vòng và thiazide khiến cơ thể mất kali bằng cách tăng lượng nước tiểu gây hạ kali máu. Ví dụ như furosemide (Lasix) và bumetanide (Bumex).
Những người sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này có thể cần tránh các loại thực phẩm giàu kali.
Tổng kết
Kali là một khoáng chất cần thiết của cơ thể và có nhiều trong trái cây sấy khô, đậu và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác. Khoáng chất này giúp duy trì sức khỏe của thận, xương và hệ thống tim mạch, cũng như giúp kiểm soát huyết áp.
Tuy nhiền tiêu thụ nhiều kali không có lợi cho sức khỏe đối với người bị bệnh thận. Và họ cần được bác sĩ tư vấn về lượng kali phù hợp. Chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất cung cấp đủ lượng kali cần thiết. Nếu lo lắng về nồng độ kali của mình, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi tự sử dụng các sản phẩm bổ sung.
Xem thêm: