Tăng bilirubin máu: Triệu chứng và nguyên nhân

Bilirubin là một sản phẩm của quá trình phá hủy hồng cầu. Sau đó, nó được giữ lại và chuyển hóa tại gan để tạo nên axít mật.

Nồng độ bilirubin trong máu trung bình vào khoảng 0,3-1,2 mg/dl. Chỉ số này được gọi là cao khi vượt 1,2 mg/dl.

Tăng bilirubin máu thường là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn cần được chẩn đoán nguyên nhân ngay khi kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng trên.

Trẻ sơ sinh cũng có nồng độ bilirubin cao trong một vài tuần đầu do sự phá hủy các hồng cầu không còn phù hợp. Tình trạng này gọi là vàng da sinh lý, nó khiến da và mắt trẻ có màu vàng.

Bài viết này sẽ trình bày cho các bạn về các triệu chứng và nguyên nhân của tăng bilirubin máu.

Triệu chứng của tăng nồng độ bilirubin máu

​Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu dễ nhận biết của tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Verywellhealth.comVàng da, vàng mắt là dấu hiệu dễ nhận biết của tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Verywellhealth.com

Nếu bilirubin trong máu tăng cao, bạn có thể xuất hiện một số các triệu chứng như vàng da và vàng mắt. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh cũng có biểu hiện ra bên ngoài.

Các triệu chứng có thể gặp của tăng bilirubin máu là:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau, chướng bụng 
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Tức ngực
  • Yếu cơ
  • Mê sảng
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Phân, nước tiểu sẫm màu 

Nguyên nhân gây tăng bilirubin máu

Bilirubin trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhất định. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. 

Sỏi mật

​Sỏi mật là nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Rockymountaingastro.comSỏi mật là nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Rockymountaingastro.com

Sỏi xuất hiện khi các chất như cholesterol hoặc bilirubin đọng lại và kết tinh bên trong túi mật. Chúng cũng có thể là kết quả của tình trạng nhiễm trùng đường mật hoặc bệnh lý về máu. 

Các triệu chứng của sỏi mật bao gồm:

  • Đau vùng hạ sườn phải
  • Đau giữa lưng hoặc vai phải 
  • Cảm thấy không khỏe
  • Nôn

Hội chứng gilbert

Hội chứng gilbert là một bệnh lý di truyền khiến người mắc phải không thể xử lý được bilirubin như bình thường.

Tình trạng này có thể gặp với các triệu chứng như:

Rối loạn chức năng gan

 Bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến chức năng gan đều có thể khiến mức bilirubin tăng lên trong máu. Nguồn ảnh: Timesofindia.com Bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến chức năng gan đều có thể khiến mức bilirubin tăng lên trong máu. Nguồn ảnh: Timesofindia.com

Bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến chức năng gan đều có thể khiến mức bilirubin tăng lên trong máu. 

Chúng bao gồm:

  • Xơ gan
  • Ung thư gan
  • Bệnh tự miễn như viêm gan tự miễn hoặc viêm đường mật nguyên phát

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn chức năng gan bao gồm:

  • Vàng da
  • Đau hoặc chướng bụng
  • Phù chân
  • Kiệt sức
  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Dễ bị bầm tím
  • Nước tiểu đậm màu
  • Phân có máu hoặc màu xanh, đen
  • Ngứa da

Viêm gan

Viêm gan thường xảy ra do nhiễm virus. Tình trạng này khiến chức năng chuyển hóa bilirubin bị suy giảm và qua đó khiến nồng độ của nó tăng cao.

Các triệu chứng của viêm gan là:

  • Vàng da
  • Kiệt sức
  • Nước tiểu đậm màu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn 

Viêm đường mật

Các ống mật giúp vận chuyển dịch mật từ gan đến túi mật và đổ vào tá tràng.

Nếu những ống dẫn này bị viêm hoặc tắc nghẽn, mật không thể thoát đi được và làm tăng bilirubin máu.

Các triệu chứng của viêm đường mật bao gồm:

  • Phân nhạt màu
  • Nước tiểu đậm
  • Vàng da
  • Ngứa
  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Giảm cân vô căn
  • Sốt

Ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ là một tình trạng tạm thời có thể xảy ra trong ba tháng cuối của quá trình mang thai. Khi đó, dịch mật không được lưu thông như bình thường và có thể khiến bilirubin máu tăng lên.

Các triệu chứng của ứ mật thai kỳ bao gồm:

  • Ngứa bàn tay, bàn chân mà không kèm theo phát ban
  • Vàng da
  • Triệu chứng của sỏi mật

Thiếu máu tan máu

 Thiếu máu tan máu là tình trạng mà tế bào máu bị phá vỡ với tốc độ quá cao. Nguồn ảnh: Lecturio.com Thiếu máu tan máu là tình trạng mà tế bào máu bị phá vỡ với tốc độ quá cao. Nguồn ảnh: Lecturio.com

Thiếu máu tan máu là tình trạng mà tế bào máu bị phá vỡ với tốc độ quá cao. Nó có thể xảy ra do nguyên nhân di truyền, bệnh tự miễn hoặc nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

Các dấu hiệu nguy hiểm của tăng bilirubin máu

Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, hãy đến bệnh viện khám ngay. Nguồn ảnh: Womansday.com Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, hãy đến bệnh viện khám ngay. Nguồn ảnh: Womansday.com

Phần lớn trường hợp tăng bilirubin máu không phải là một cấp cứu y khoa. 

Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số sau đây:

  • Đau bụng dữ dội 
  • Lơ mơ
  • Đi ngoài phân đen hoặc ra máu
  • Nôn ra máu
  • Sốt cao trên 38.5°C
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Phát ban da

Tổng kết

Tăng bilirubin máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và thường không quá nguy hiểm cho người mắc phải. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị để tránh bị các biến chứng về sau. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!