Phụ nữ mang thai thường xuất hiện rạn da vào quý nào của thai kỳ ?
Video điều gì khiến bạn dễ bị rạn da khi mang thai
Bạn có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng (hay vùng khác cơ thể) khoảng từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 tới đầu tam cá nguyệt thứ 3, khi mang thai được 6 đến 7 tháng. Tuy nhiên, rạn da cũng có thể xuất hiện sớm hơn.
Gần 90% phụ nữ mang thai có thể xuất hiện những vệt hồng, đỏ, nâu hay đôi khi hơi tía. Bạn có thể nhận thấy chúng ở bụng, mông, đùi, hông hay bầu ngực của mình.
Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là gì?
Rạn da thực chất là những vết rách nhỏ ở mô nâng đỡ dưới da của bạn, được hình thành do sự kéo căng da khi mang thai.
Bạn có bị rạn da hay không phụ thuộc rất nhiều bởi độ đàn hồi của làn da.
Điều này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền: nếu mẹ của bạn bị rạn da khi mang thai, thì khả năng cao bạn cũng xuất hiện rạn da. Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt, bao gồm ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên sẽ góp phần thúc đẩy và tăng độ đàn hồi cho da. Một yếu tố quan trọng cuối cùng ảnh hưởng tới khả năng bị rạn da là số cân nặng bạn tăng và tốc độ tăng cân khi mang thai.
Tăng cân nhanh làm tăng khả năng rạn da khi mang thai. Da càng căng nhanh bao nhiêu thì càng dễ rạn bấy nhiêu.
Tôi có thể làm gì với những vết rạn da khi mang thai ?
Rạn da là điều đáng tự hào của những bà mẹ, tuy nhiên nếu bạn muốn hạn chế sự xuất hiện này, dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết :
- Dưỡng ẩm và massage: Thoa dầu hoặc kem trị rạn da và massage vùng bụng, hông, đùi chắc chắn sẽ không gây tổn thương nào.
Một số nghiên cứu cho thấy công thức với chiết xuất thảo mộc hay acid hyaluronic (thành phần có sẵn trong da) sẽ giúp ngăn ngừa rạn da, tuy nhiên chưa có bằng chứng chính xác.
- Hiểu nhiều hơn về làn da khi mang thai: Không có nghiên cứu đáng tin
cậy nào chứng minh rằng bơ ca cao, dầu ô liu, dầu hạnh nhân, vitamin E hay dầu dừa có hữu ích trong việc ngăn ngừa hình thành các vết rạn da. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những loại dầu này và các loại dầu thực vật có khả năng chống viêm và chống oxy hóa khác giúp giữ nước cho da và thúc đẩy quá trình lành vết thương và sửa chữa hàng rào bảo vệ da.
Dưỡng ẩm cho da hàng ngày sẽ giúp làn da khi mang thai giảm tình trạng khô và ngứa. Hãy nhớ dùng dưỡng ẩm sớm khi mang thai, và massage nhẹ nhàng chúng trên da để đạt được hiệu quả tối ưu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chính việc massage cho da, mà không phải bất cứ thành phần nào của kem chống rạn da, có tác dụng hiệu quả lên làn da bị rạn.
Duy trì việc sử dụng kem hay gel mà bạn chọn trong quá trình mang thai, vì bất cứ lợi ích nào từ việc sử dụng các sản phẩm này cũng phải mất nhiều tuần mới cho thấy hiệu quả.
- Chăm sóc làn da từ bên trong: Tiếp tục bổ sung các vitamin cho bà bầu
trước sinh để đảm bảo đa dạng các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho cả sự phát triển cho em bé và làn da chắc khỏe cho bạn.
Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng việc nạp đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn của bạn có thê hỗ trợ việc hình thành rạn da, tất nhiên nó cũng không gây bất lợi gì cho bạn. Bổ sung dầu cá, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa và trứng hàng ngày, chúng đều giàu vitamin D, kèm theo các vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ (như omega-3, acid béo và choline).
- Giữ cho cân nặng của bạn tăng một cách từ từ và ổn định: Do tăng cân
quá nhanh là một trong những thủ phạm gây rạn da, nên giữ cho cân nặng tăng một cách từ từ và đều đặn là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa rạn da.
Khi mang thai, bạn phải ăn để cung cấp dinh dưỡng cho 2 cá thể, vì thế rất dễ có khả năng lượng ăn vào là quá mức so với nhu cầu hàng ngày. Do đó, hãy tham khảo và tuân theo các khuyến nghị chung về nhu cầu calo cho thai kỳ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả bạn và em bé.
- Chờ đợi để các vết rạn biến mất: Theo thời gian, các vết rạn da dần dần
nhỏ và mờ hơn so với ban đầu. Tuy nhiên, sau sinh nếu bạn vẫn lo lắng về vấn đề này hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về phương pháp điều trị.
Mặc dù không có một phương pháp nào có thể xóa bỏ hoàn toàn các vết rạn, chúng có thể được làm mờ đi bằng cách sau:
- Kem bôi retinol hay tretinoin được kê đơn: các dẫn xuất của retinoid được cho thấy có tác dụng chữa trị rạn da bằng cách tái tạo collagen của da. Hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu rằng dùng thuốc có an toàn cho phụ nữ cho con bú.
- Liệu pháp laser
- Peel da hóa học
- Microdermabrasion
- Siêu âm
- Lăn kim vi điểm
Các mẹ bầu có thể đã từng mong muốn sử dụng một trong các phương pháp trên, tuy nhiên hãy trì chúng hoãn lại. Không một biện pháp nào được xem là an toàn trong thời gian mang thai, thêm vào đó, làn da của bạn sẽ tiếp tục thay đổi trong suốt 9 tháng mang thai này.
- Sử dụng các sản phẩm trị rạn da giúp giữ nước cho làn da
Tôi có thể ngăn ngừa rạn da ?
Không có bất kỳ cách nào được cho là có thể ngăn ngừa rạn da khi mang thai.
Hãy cố gắng coi chúng như tác phẩm nghệ thuật ở hiện tại do sự đẩy gồ bụng lên cùng sự lớn lên của em bé và tiết kiệm số tiền vất vả kiếm được của bạn để điều trị sau sinh thay vì tiêu tốn chúng vào những biện pháp chưa được chứng minh có hiệu quả ở giai đoạn này.
Khi nào những vết rạn da biến mất ?
Bất cứ vết rạn da nào xuất hiện trong khi mang thai sẽ có thể chỉ trông như chút ít thậm chí gần như không nhận thấy sau khi sinh. May mắn thay, chúng không tồn tại rõ ràng mãi mãi.
Những vết rạn ở thời điểm mang thai thường nhạt hơn thành màu bạc hay sáng nhạt, khó nhận thấy hơn khoảng 6 tháng sau sinh. Trong thời gian ấy, hãy mang chúng như niềm tự hào nhé.
Xem thêm: