Rạn da: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rạn da (stretch marks) là những vệt lõm xuất hiện ở trên da vùng bụng, vú, hông, mông hay các vị trí khác trên cơ thể.

Chúng thường gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong vòng 3 tháng cuối thai kỳ. Rạn da không gây đau hay có hại, tuy nhiên đó lại là một vấn đề với một số người vì rạn da ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 

Rạn da không cần phải điều trị. Chúng thường mờ dần theo thời gian, bất kể có hay không điều trị. Tuy nhiên, những vết rạn da cũng có thể không bao giờ biến mất được hoàn toàn. 

Triệu chứng rạn da

Các vết rạn da không giống nhau hoàn toàn. Chúng phụ thuộc vào thời gian bạn mắc phải, nguyên nhân gây ra rạn da, vị trí trên cơ thể và type da của bạn. Các đặc điểm thường gặp của rạn da bao gồm:

  • Những vệt lõm xuất hiện trên da bụng, vú, hông, mông hay các vùng da khác của cơ thể.
  • Vệt màu hồng, đỏ, đen, xanh hay tím.
  • Vệt sáng màu mờ dần, nhạt hơn theo thời gian.
  • Có thể chiếm một vùng rộng trên cơ thể.

Khi nào bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ? 

Vết rạn da lan rộng. Nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/Vết rạn da lan rộng. Nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/ Hãy tới gặp bác sĩ khi bạn lo lắng về sự xuất hiện của những vết rạn trên làn da, hay khi chúng chiếm vùng rộng trên cơ thể. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và tư vấn các phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây rạn da

Video rạn da - Nguyên nhân rạn da

Rạn da hình thành do da bị kéo căng quá mức. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính di truyền và khả năng đàn hồi của làn da. 

Nồng độ hormone cortisol cũng đóng một vai trò quan trọng hình thành nên rạn da. Nó được sản xuất bởi tuyến thượng thận, có khả năng làm giảm các sợi đàn hồi của da. 

Yếu tố nguy cơ 

Bất kỳ ai cũng có thể bị rạn da, tuy nhiên một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ rạn da:

  • Phụ nữ
  • Tiền sử bản thân hay gia đình từng bị rạn da
  • Đang mang thai, đặc biệt mang thai khi tuổi còn trẻ
  • Tăng trưởng nhanh ở tuổi vị thành niên
  • Tăng hay giảm cân quá nhanh 
  • Dùng corticoid 
  • Phẫu thuật nâng ngự 
  • Thể dục và có sử dụng các steroids tổng hợp (anabolic steroids) 
  • Rối loạn di truyền như hội chứng Cushing hay hội chứng Marfan.  

Chẩn đoán rạn da

Thông thường, rạn da không cần thiết phải chẩn đóan. Bác sĩ có thể kiểm tra da của bạn và xem xét về tiền sử bệnh của bạn. Nếu có nghi ngờ về sự gia tăng nồng độ hormone cortisol, bạn có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm bổ sung khác.

Điều trị rạn da

Rạn da không cần thiết phải điều trị.

Chúng không gây hại và thường mờ đi theo thời gian. Điều trị có thể khiến các vết rạn mờ đi, nhưng cũng có thể không làm mất hoàn toàn được. Một số phương pháp điều trị sau sẽ cải thiện được sự xuất hiện và kết cấu của những vết rạn, tuy nhiên không một phương pháp nào được đánh giá có hiệu quả ưu việt hơn các phương pháp còn lại: 

  • Kem bôi da retinoid: được chiết xuất từ vitamin A, retinoids- như tretinoin

(Retin-A, Renova, Avita)- khi thoa lên da có thể cải thiện được tình trạng rạn da sau vài tháng. Tretinoin có tác dụng làm tăng tái tạo collagen trên da, khiến cho vùng da bị rạn trông giống như những vùng da bình thường khác. Tuy nhiên tretinoin có thể gây kích ứng cho làn da của bạn.

Nếu bạn đang có thai, hay đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác, vì các tác dụng phụ của retinoid có thể ảnh hưởng tới em bé.

  • Liệu pháp ánh sáng và laser: Có nhiều liệu pháp ánh sáng và laser khác

nhau có thể thúc đẩy tăng sinh collagen và tăng sự đàn hồi cho làn da. Bác sĩ sẽ xác định kỹ thuật nào phù hợp nhất với bạn.

Sử dụng laser điêu trị rạn da. Nguồn ảnh: https://www.vanguarddermatology.com/ Sử dụng laser điêu trị rạn da. Nguồn ảnh: https://www.vanguarddermatology.com/ 
  • Lăn kim siêu vi điểm (microneedling): phương pháp này sử dụng một thiết

bị cầm tay với những đầu kim siêu nhỏ, có tác dụng kích thích tăng sinh collagen. Loại kỹ thuật này ít khả năng làm thay đổi sắc tố da hơn so với liệu pháp laser, vì thế thường được ưu tiên lựa chọn là tiếp cận ban đầu cho những ai có làn da tối màu.

Phương pháp lăn kim siêu vi điểm. Nguồn ảnh: https://www.vinmec.com/Phương pháp lăn kim siêu vi điểm. Nguồn ảnh: https://www.vinmec.com/

Hãy thảo luận với bác sĩ để chọn phương pháp phù hợp nhất hay phối hợp các phương pháp điều trị cho bạn. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: 

  • Thời gian bạn bị rạn da là bao lâu 
  • Type da của bạn
  • Sự thuận tiện cho cá nhân bạn, vì một số liệu pháp yêu cầu sự tái khám nhiều lần
  • Chi phí, một số phương pháp thẩm mỹ (cải thiện bề mặt làn da) thường không được bảo hiểm y tế chi trả 
  • Sự mong đợi của bạn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!