Độ tuổi dậy thì (tuổi teen) đi kèm với rất nhiều sự thay đổi. Đó là giai đoạn mà các thanh thiếu niên dần hình thành bản sắc cá nhân và phát triển nhân cách mới. Trẻ cũng trải qua sự thay đổi về thể chất (do sự thay đổi hormone), thường xuất hiện cùng một số dấu hiệu trên da, đó là những vết rạn.
Video rạn da tuổi dậy thì: Khắc phục thế nào?
Tuy nhiên không có gì cần lo lắng cả. Rạn da là một biểu hiện bình thường của tuổi dậy thì và nếu chú ý một chút có thể khiến chúng mờ đi.
Có bình thường không nếu trẻ thanh thiếu niên bị rạn da?
Rạn da là một điều hoàn toàn bình thường ở lứa tuổi này.
Có khoảng 40% trẻ trai vị thành niên, đặc biệt những trẻ tham gia tích cực hoạt động thể thao và khoảng 70% trẻ nữ cùng trang lứa xuất hiện rạn da.
Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có những thay đổi các về mặt nội tiết tố (hormone). Đây chính là giai đoạn trẻ có thể trải qua một đợt tăng trưởng đột ngột và có thể xuất hiện các vết rạn da trên các vùng da sau trên cơ thể:
- Hông
- Mông
- Đùi
- Ngực
- Bụng
- Lưng dưới và lung trên (bao gồm cả phần vai)
- Cánh tay
- Đầu gối và cẳng chân (thỉnh thoảng)
Nếu bạn đang thắc mắc tại sao trẻ thanh thiếu niên lại có thể bị rạn da, dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Rạn da hình thành ở trẻ thanh thiếu niên như thế nào?collagen và các sợi đàn hồi trong da dẫn tới hình thành những vết sẹo ở vùng da bị ảnh hưởng.
Rạn da (stretch marks) xuất hiện trên làn da bị giãn ra nhanh chóng, vượt quá giới hạn của nó. Điều này làm tổn thươngỞ lứa tuổi này, cả trẻ nam và nữ đều trải qua bước tăng trưởng nhảy vọt, làm căng giãn làn da và để lại những vết rạn sau đó. Thanh thiếu niên cũng có thể tăng hay giảm cân quá nhanh, gây ra rạn da.
Nhiều yếu tố khác cũng có thể dẫn tới rạn da ở lứa tuổi này:
- Dùng steroid uống hay bôi (tình trạng tương tự như hội chứng Cushing)
- Béo phì
- Yếu tố di truyền liên quan tới rạn da
Rạn da là không thể tránh khỏi và không có cách nào để bạn loại bỏ chúng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng, bạn có thể cải thiện sự xuất hiện các vết rạn và làm chúng ít bị chú ý hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị rạn da ở tuổi thanh thiếu niên?
Nếu bạn mong muốn làm mờ những vết rạn da, trước hết hãy thực hiện biện pháp phòng ngừa. Có nhiều cách để bạn có thể làm tăng sự đàn hồi của da, ngăn ngừa những vết rạn lớn và nghiêm trọng. Dưới đây là một số điều bạn cần làm:
- Tập thể dục: Mọi người, bao gồm cả trẻ vị thành niên, nên tập thể dục
thường xuyên. Ngoài việc làm săn chắc cơ thể, thể dục còn giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức. Đồng thời, nó còn giúp da bạn không bị căng quá mức và phát triển các vết rạn. Trong trường hợp đã xuất hiện rạn da thì chúng cũng không quá nghiêm trọng và ít đáng chú ý hơn theo thời gian.
- Uống đủ nước: Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng.
Làn da khô sẽ dễ bị kéo căng và tổn thương hơn. Điều này chính là nguyên nhân hình thành nên rạn da. Duy trì đủ nước cho cơ thể đảm bảo cho các cơ quan bao gồm cả da được khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
- Dưỡng ẩm hàng ngày: Cùng với việc cung cấp đủ nước từ bên trong, làn da
của bạn cần được bổ sung độ ẩm từ bên ngoài. Massage da với sữa và kem dưỡng thể để ngăn ngừa tình trạng khô da. Da được dưỡng ẩm đúng cách sẽ đàn hồi và căng giãn dễ dàng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa rạn da trên cơ thể bạn.
- Sử dụng kem chống nắng: Chúng ta cũng biết rằng không thể tránh hoàn
toàn được ánh mặt trời, tuy nhiên, tiếp xúc với tia UV sẽ khiến tổn thương da và làm nặng hơn tình trạng rạn da. Vì thế, hãy thoa kem chống nắng trước khi đi ra ngoài.
- Chế độ ăn cân bằng: Vitamin và muối khoáng đóng vai trò thiết yếu duy trì
một làn da khỏe mạnh cũng như sức khỏe tổng thể. Chúng cũng giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Những yếu tố này giúp ngăn ngừa sự căng dãn da quá mức và những vết rạn do nó gây ra.
Ăn hoa quả tươi, rau xanh, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nước có gas, nước uống có đường và đồ ăn nhanh.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức
năng hỗ trợ chống rạn da, tuy nhiên cần đảm bảo sử dụng một cách đúng đắn và thường xuyên.
Nếu tình trạng rạn da trở nên nghiêm trọng hay không mờ đi với những biện pháp phòng ngừa trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều trị thích hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp sau để điều trị rạn da.
- Liệu pháp laser: phương pháp này sẽ loại bỏ tầng trên cùng ở làn da bằng cách sử dụng tia laser
- Microdermabrasion: đây là một quy trình mà lớp tế bào chết trên cùng của da được làm sạch bằng dụng cụ cầm tay.
- Lăn kim siêu vi điểm (microneedling): là quá trình sử dụng dụng cụ cầm tay với đầu kim siêu nhỏ chích lên da và thúc đẩy sự phát triển collagen.
- Tretinoin và các sản phẩm bôi ngoài da khác: Đây là các loại thuốc được bác sĩ kê đơn và có tác dụng làm mờ những vết rạn da.
Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng những phương pháp này cho lứa tuổi thanh thiếu niên do trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
Những vết rạn da hình thành trong giai đoạn này có thể mờ dần theo thời gian.
Hơn nữa, do trẻ vẫn đang phát triển nên luôn có khả năng hình thành những vết rạn mới sau đó. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn kem hay thuốc mỡ bôi ngoài da cho trẻ. Trong trường hợp này, việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa thường phát huy tác dụng tốt nhất.
Nếu bạn là một trẻ vị thành niên và chưa biết cách để điều trị rạn da, hãy thực hiện những lời khuyên trên và nghe tư vấn của bác sĩ để có được lựa chọn điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: