Nổi hạch vùng cổ: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hệ bạch huyết là hệ thống các cơ quan và thành phần hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Các hạch bạch huyết rất nhỏ, hình hạt đỗ đóng vai trò như những màng lọc trong hệ miễn dịch.

Chức năng của chúng là bắt giữ và tiêu diệt các loại virus và vi khuẩn trước khi chúng đi vào máu. Các hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể, bao gồm cả vùng cổ (hạch cổ). 

Đôi khi, các hạch này sưng lên và ta có thể sờ thấy. Bài viết này sẽ cung cấp các nguyên nhân có thể gây nổi hạch cổ cũng như các thông tin khi nào cần tư vấn bác sĩ và cách điều trị.

Triệu chứng nổi hạch vùng cổ

Hạch cổ nằm ở hai bên và phía sau cổ. Các tuyến này thường rất nhỏ. Tuy nhiên, khi một hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 1 cm thì được gọi là tăng kích thước.

Các hạch cổ nằm sâu bên trong vùng cổ, nên hầu hết những người không được đào tạo y tế không thể sờ được, ngay cả khi chúng bị sưng. Tuy nhiên bác sĩ có thể sờ thấy một hoặc nhiều hạch khi thăm khám vùng cổ.

Đôi khi người bệnh có thể đau hoặc sưng tấy xung quanh vùng nổi hạch.

Nguyên nhân gây nổi hạch vùng cổ

Video: Nổi hạch có đáng lo ngại? Tư vấn về ung thư hạch

Nhiều tình trạng có thể gây nổi hạch cổ. Mỗi nguyên nhân thường đi kèm các triệu chứng bổ sung.

Một số nguyên nhân có thể gây nổi hạch cổ bao gồm:

  • Nhiễm trùng

Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch bạch huyết ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Khi tác nhân nhiễm trùng xâm nhập, các hạch bạch huyết ở khu vực đó sẽ chứa đầy các tế bào bạch cầu. Các tế bào này sau đó bắt đầu tiêu diệt các tác nhân lạ.

Sự tập trung số lượng lớn của các tế bào bạch cầu trong các hạch bạch huyết là nguyên nhân khiến hạch tăng kích thước.

Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể dẫn đến sưng hạch cổ bao gồm:

  • Cúm mùa
  • Viêm họng
  • Viêm tai
  • Các nhiễm trùng răng miệng

Một số triệu chứng khác ngoài nổi hạch cổ như:

Các hạch bạch huyết sưng lên do nhiễm trùng thường đau nhiều khi bị chạm vào. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi cơ thể hết nhiễm trùng.

  • Ung thư

Ít gặp hơn, nổi hạch có thể là dấu hiệu của ung thư. Ung thư ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết được gọi là u lympho. Những bệnh ung thư này thường gây nổi hạch bạch huyết ở nhiều vùng trên cơ thể.

Có hai loại ung thư hạch chính: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. U lympho không Hodgkin có thể phát triển trong các hạch bạch huyết ở bất cứ đâu trên cơ thể, trong khi u lympho Hodgkin có xu hướng phát triển ở cổ, ngực hoặc nách.

Hai loại ung thư này có chung các triệu chứng sau:

  • Sưng hạch
  • Sốt
  • Sút cân không rõ nguyên nhân 
  • Mệt mỏi

Một người gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này cùng với sưng hạch nên đến gặp bác sĩ. U lympho Hodgkin có khả năng điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị từ giai đoạn sớm.

U lympho không Hodgkin ác tính hơn và ít có khả năng điều trị khỏi, nhưng điều này có thể là do bệnh không được chẩn đoán cho đến khi đã chuyển sang giai đoạn nặng.

  • HIV

HIV là nguyên nhân phổ biến gây nổi hạch. Các hạch đặc biệt dễ bị to lên trong giai đoạn đầu, hoặc giai đoạn "cấp tính" của HIV. Đây là lúc cơ thể bắt đầu chống lại nhiễm trùng. 

HIV có thể gây nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, nó thường gây nổi hạch ở cổ.

Một nghiên cứu năm 2016 đã điều tra các bất thường về hạch bạch huyết ở 100 người tham gia bị nhiễm HIV và các hạch bạch huyết bị to lên. Trong số những người tham gia, 60% bị nổi hạch cổ.

Một số triệu chứng khác của HIV bao gồm:

  • Sút cân
  • Ra nhiều mồ hôi ban đêm
  • Đau mỏi cơ
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Các tác dụng phụ của thuốc

Hiếm khi, nổi hạch có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc. Nếu thuốc là nguyên nhân, các hạch bị sưng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào, bao gồm cả vùng cổ.

Mặc dù hiếm gặp, thuốc chống co giật và thuốc hóa trị liệu như yếu tố kích thích bạch cầu hạt có thể gây nổi hạch.

Chẩn đoán nổi hạch vùng cổ

Bác sĩ sẽ khám bằng tay để phát hiện hạch to. Các xét nghiệm bổ sung là cần thiết để xác định kích thước của hạch và liệu có bất kỳ hạch bạch huyết nào khác bị to lên hay không.

Khám hạch vùng cổKhám hạch vùng cổ

Chẩn đoán nguyên nhân chính xác của hạch to có thể khó khăn hơn, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh, và có thể yêu cầu các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Cấy dịch hầu họng
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp X quang

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ sinh thiết hạch để tìm dấu hiệu của ung thư.

Điều trị bị nổi hạch vùng cổ

Tùy vào nguyên nhân mà có cách phương pháp điều trị sau:

  • Các nguyên nhân nhiễm trùng

Nổi hạch thường do nguyên nhân nhiễm trùng, và hạch sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi cơ thể khỏi bệnh. 

Các hạch bị to lên thường không cần điều trị trừ khi chúng gây đau. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng gây khó chịu, các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp ích:

    • Chườm ấm vùng cổ nhiều lần mỗi ngày để giảm đau
    • Dùng các thuốc chống viêm không steroid không cần kê đơn (NSAIDs)
    • Nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ

Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trầm trọng hơn mặc dù đã được điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp loại bỏ các nhiễm trùng tiềm ẩn.

  • Ung thư

Phương pháp điều trị ung thư lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin phụ thuộc vào một số yếu tố như:

    • Loại ung thư 
    • Giai đoạn ung thư 
    • Sức khỏe hiện tại của bệnh nhân

Một số hướng điều trị gồm:

Một người nhiễm HIV có thể được kê thuốc kháng virus để giúp kiểm soát virus. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm số lượng vi rút trong máu và dịch cơ thể của người đó.

Khi nào cần đi khám?


Trong hầu hết các trường hợp, nổi hạch cổ cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Thường không cần phải điều trị vì hạch sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi hết nhiễm trùng.

Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng ở các cơ quan thường gặp (đã nêu ở phần 1). Điều này có thể cho thấy rằng hạch to là do một nguyên nhân khác, chẳng hạn như ung thư hoặc HIV.

Nếu có các triệu chứng sau đây bạn nên đi khám:

  • Đau và sưng kéo dài hơn một vài ngày
  • Các triệu chứng kèm theo như sốt, giảm cân đột ngột hoặc mệt nhiều
  • Hạch cổ sờ cứng, kém di động và không đau
  • Hạch to lên nhanh
  • Sưng nhiều vùng hạch, chẳng hạn như ở cổ và bẹn

Tổng kết

Nổi hạch cổ bị là thường gặp và đây thường không phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng mà nổi hạch là một phản ứng tạm thời đối với nhiễm trùng.

Tuy nhiên, đôi khi, các hạch bạch huyết to lên có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng hạch to kéo dài, nặng hơn hoặc đi kèm với các triệu chứng khác.

Một hạch cổ to và cứng, không đau cũng nên đi khám sớm.

Việc điều trị nổi hạch cổ phụ thuộc vào nguyên nhân, và dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Phần lớn, trẻ bị nổi hạch ở cổ bên trái hoặc phải do viêm nhiễm là lành tính và phát triển chậm. Dù vậy, nếu trẻ xuất hiện những cục hạch cùng các biểu hiện bất thường dưới đây; trẻ cần được thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài của trẻ: Trẻ sốt cao trên 39 độ C Trẻ có biểu hiện của tình trạng chèn ép đường thở như khó nuốt, khó uống, khó thở… Hạch to nhanh, căng bóng, gần vỡ…
Xem thêm
Viêm nhiễm ở vùng đầu cổ Bệnh lành tính vùng cổ Bệnh lao Một số bệnh lý ác tính Một số nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của một số loại thuốc như phenytoin, carbamazepin,... Tác dụng phụ sau tiêm vacxin quai bị, sởi, thương hàn,... Bệnh hệ thống: HIV/AIDS, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,...
Xem thêm
Nổi hạch ở cổ lâu ngày là trạng thái cho biết cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường. Dù có nguy hiểm hay không thì người bệnh cũng nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý triệt để, nhất là đối với các trường hợp nổi hạch kéo dài và kèm theo triệu chứng bất thường.
Xem thêm
Nếu bạn cảm thấy bị nổi hạch ở cổ và chạm vào thấy đau thì không nên quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị amidan, viêm họng, nhiệt miệng,...Sau khi các tác nhân gây bệnh thuyên giảm và được loại bỏ thì hạch này cũng teo nhỏ lại và biến mất. Mặc dù là khu lành tính nhưng bạn cũng nên đến bệnh viện và nói rõ tình trạng của mình với bác sĩ để có cách xử lý sớm nhất. Có thể nói trên cơ thể xuất hiện hạch ác tính chính là nỗi sợ hãi rất lớn. Hạch có khi là di căn của những bệnh ung thư về vòm họng, ung thư vú, ung thư phổi,...Loại hạch này thường xuất hiện trong một thời gian dài. Chúng mọc đơn lẻ hoặc có cùng lúc nhiều hạch với nhau. Khi bạn dùng tay sờ vào sẽ thấy nó cứng và được dính chặt với những mô xung quanh, đôi lúc có cảm giác đau. Những người có độ tuổi từ 40 trở lên nếu phát hiện hạch mọc ở sát xương đòn bị sưng hoặc ở phần dưới cổ thì phải đi khám ngay. Vì có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Xem thêm
Nếu là hạch lành tính có các biểu hiện kích thước nhỏ, hạch mềm, di động, tiến triển chậm, ít khi đau, thường có nguyên nhân đi kèm: viêm họng, viêm mũi xoang hoặc các bệnh nhiễm trùng miệng họng, răng,viêm amydal, viêm da vùng đầu cổ,… Một số bệnh ung thư gây xuất hiện hạch cổ như bệnh u lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư họng, ung thư thanh quản,... Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.
Xem thêm
Hiện tượng nổi hạch được chia làm 2 loại: hạch lành tính và ác tính. Nếu trường hợp hạch sưng ở cổ của bạn thuộc loại lành tính thì có thể dễ dàng điều trị. Nhưng nếu hạch ác tính chắc chắn đang cảnh báo rằng cơ thể bạn đang bị nguy hiểm bởi có sự xuất hiện của một bệnh ung thư nào đó.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hạch cổ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!