Nếu bị nhiễm trùng tai, bạn có thể bị sốt và mất thính lực tạm thời. Trẻ nhỏ khi bị viêm tai thường quấy khóc, dụi tai và cáu gắt.
Triệu chứng đau tai
Đau tai có thể do nhiễm trùng tai hoặc chấn thương. Các triệu chứng ở người lớn bao gồm:
- Đau tai
- Giảm thính lực
- Dịch chảy ra từ tai
Trẻ em thường có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:
- Đau tai
- Giảm hoặc mất thính lực
- Sốt
- Cảm giác ù tai
- Khó ngủ
- Giật hoặc kéo tai
- Quấy khóc
- Đau đầu
- Ăn kém
- Mất thăng bằng
Những nguyên nhân phổ biến gây ra đau tai
Chấn thương, nhiễm trùng, kích ứng trong tai hoặc cơn đau do tai biến là những nguyên nhân gây đau tai. Đau quy chiếu là cảm giác đau ở một vị trí nào đó khác với vị trí bị nhiễm trùng hoặc bị thương. Ví dụ, người bệnh có thể cảm thấy đau bắt nguồn từ hàm hoặc răng trong đau tai. Nguyên nhân gây đau tai có thể bao gồm:
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Viêm tai ngoài có thể do bơi lội, máy trợ thính hoặc tai nghe làm tổn thương da bên trong ống tai, đưa tăm bông hoặc ngón tay vào trong ống tai.
Da trong ống tai bị trầy xước hoặc kích ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nước làm mềm da trong ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Viêm tai giữa có thể do nhiễm trùng xuất phát từ nhiễm trùng đường hô hấp. Chất lỏng tích tụ phía sau lỗ tai do nhiễm trùng này gây ra tạo thuận lợi cho vi khuẩn.
Viêm mê đạo tai là một chứng rối loạn tai trong, đôi khi do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn từ các bệnh đường hô hấp.
Các nguyên nhân gây đau tai phổ biến khác
- Thay đổi áp suất, chẳng hạn như khi ngồi trên máy bay
- Tích tụ ráy tai
- Dị vật rơi vào trong tai
- Viêm họng hạt
- Viêm xoang
- Dầu gội đầu hoặc nước bị kẹt trong tai
- Sử dụng tăm bông ngoáy tai
Nguyên nhân ít gặp hơn gây đau tai
- Hội chứng khớp thái dương hàm
- Thủng màng nhĩ
- Viêm khớp ảnh hưởng đến hàm
- Nhiễm trùng răng
- Chàm trong ống tai
- Đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh mặt mãn tính)
Điều trị đau tai tại nhà
Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm đau tai tại nhà:
- Đắp khăn lạnh vào tai.
- Tránh làm ướt tai.
- Ngồi thẳng lưng để giúp giảm áp lực cho tai.
- Sử dụng thuốc nhỏ tai
- Uống thuốc giảm đau
- Nhai kẹo cao su để giúp giảm áp lực.
- Cho trẻ sơ sinh bú để giúp giảm bớt áp lực cho tai trẻ
Điều trị y tế
Nếu bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc nhỏ tai hoặc cả 2 loại. Không được dừng thuốc khi các triệu chứng được cải thiện. Bạn phải uống hết toàn bộ đơn thuốc để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng sẽ khỏi hoàn toàn.
Nếu ráy tai tích tụ gây đau tai hãy sử dụng các loại bông tai làm mềm ráy tai. Chúng có thể khiến ráy tai tự rơi ra ngoài. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ ráy tai bằng cách rửa tai hoặc sử dụng dụng cụ hút để loại bỏ ráy tai.
Bác sĩ sẽ trực tiếp điều trị hội chứng khớp thái dương hàm, viêm xoang và các nguyên nhân gây đau tai khác để cải thiện tình trạng đau tai của bạn.
Khi nào cần đi khám?
Nếu bị sốt dai dẳng từ 40ºC trở lên, hãy đi khám ngay. Đối với trẻ sơ sinh, cần đi khám ngay nếu sốt trên 38ºC.
Bạn cũng nên đến viện ngay nếu bị đau dữ dội và điếc đột ngột. Đây có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ.
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi khám ngay:
- Đau tai dữ dội
- Chóng mặt
- Đau đầu nặng hơn
- Sưng quanh tai
- Liệt mặt
- Máu hoặc mủ chảy ra từ tai
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vòng 24 - 48 giờ.
Ngăn ngừa đau tai
Một số cơn đau tai có thể phòng ngừa bằng những cách sau:
- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.
- Loại bỏ các dị vật khỏi tai.
- Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như bụi và phấn hoa.
Xem Thêm: